Bộ Phim Tài Liệu Ánh Đạo Vàng – Ký Sự Phật Giáo Myanmar

Bộ Phim Tài Liệu Ánh Đạo Vàng – Ký Sự Phật Giáo Myanmar

Myanmar mang lại cho tôi cảm giác như trở về với một miền đất quý báu nơi mà con người sống hồn hậu giản dị chất phác duy chỉ có những khát khao mãnh liệt về hòa bình luôn cháy sáng trên gương mặt họ.

“Hận thù không thể dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới có thể dập tắt được nó” Kinh Pháp Cú

Myanmar là một đất nước nằm tại khu vực Đông Nam Á nổi tiếng bởi những thánh địa Phật giáo lâu đời như chùa Vàng Shwedagon tại Yangon, Golden Rock tại Mandalay và nhiều chùa cùng các thiền viện lớn nhỏ dành cho các tu sĩ, tăng ni tu tập.

Nhân có cơ duyên được đến thăm Myanmar trong một khóa học về các giá trị hòa bình khiến tôi cảm nhận sâu sắc hơn về văn hóa, cuộc sống của con người nơi đây và hơn hết cả là những bài học thấm thía của Phật giáo được những người dân Myanmar thực hành trong cuộc sống hàng ngày.

Giáo dục hòa bình bao gồm nhiều nội dung như hiểu và thương, sự khoan dung, hòa giải và hóa giải mâu thuẫn bằng đường lối hòa bình… những nội dung này được truyền tải trong khóa học “Mekong Peace Journey – Hành trình hòa bình khu vực Mekong (17-30/9/2013)” một cách đầy ý nghĩa với nhiều trải nghiệm thực tế.

Chùa Vàng ở Myanmar
Myanmar mang lại cho tôi cảm giác như trở về với một miền đất quý báu nơi mà con người sống hồn hậu giản dị chất phác duy chỉ có những khát khao mãnh liệt về hòa bình luôn cháy sáng trên gương mặt họ.

Trong quá khứ, người dân Myanmar từng phải chịu đựng nhiều đau thương, cuộc sống khó khăn bởi chiến tranh, xung đột, mâu thuẫn kéo dài. Song không phải vì vậy mà họ chìm đắm trong hận thù, ngược lại, họ kiên trì nhẫn nại vươn về phía trước, một tinh thần vị tha khoan dung đúng theo triết lý Phật giáo:

“Hận thù không thể dập tắt được hận thù, chỉ có tình thương mới có thể dập tắt được nó” Kinh Pháp Cú

Trong một buổi trò chuyện với những người đã từng bị giam giữ nay trở thành những người anh hùng của Myannmar, họ có kể lại về khoảng thời gian bị cầm tù trong không gian chật hẹp, đời sống khắc nghiệt và bị tra tấn dã man.

Chúng tôi lắng nghe câu chuyện của họ bằng sự mến mộ và cảm phục bởi sự bình tĩnh an lành khi họ kể lại những thời khắc ấy.

Có một bạn trẻ đã đặt câu hỏi ”Khi bị những người bạn tù xung quanh đánh đập và tra tấn, các cô chú có đánh lại hay tìm cách trả thù không?”

Họ đã mỉm cười và trả lời rằng “No need to revenge – Không cần phải trả thù” và “We forgave – Chúng tôi tha thứ”. Như vậy, dù trong những hoàn cảnh mà con người khó có thể chịu đựng được nhất, họ vẫn có thể khoan dung tha thứ cho tất cả những điều đã xảy đến với họ.

Sức mạnh lòng từ (loving kindness) của con người thật sự có thể chiến thắng khổ đau và xóa bỏ hận thù như vậy! Thật đáng trân quý!

Để tìm được sự bình yên nội tại và thanh thản trong tâm hồn như vậy quả không dễ dàng. Trong khóa học của mình, tôi còn được được học về sự im lặng cao thượng (noble silence).

Đây là một trong những cách giúp chúng ta đạt được bình an nội tại (inner peace). Im lặng cao quý là trạng thái của tâm khi không có sự suy nghĩ. Tâm hoàn toàn vắng lặng và bằng cách giữ cho tâm vắng lặng, chúng ta có thể trải nghiệm sự bình an thực sự.

Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, con người mải miết với những tất bật lo toan,mong cầu phú quý vinh hiển và lại vẫn muốn kiếm tìm câu hỏi làm thế nào để có được “thân tâm an lạc”.

Thật ra câu trả lời nằm trong tay của chính chúng ta. Hãy dành một phút thôi để tập trung, quan sát hơi thở, quan sát chính bản thân mình và để cho thân và tâm được hòa là một. Đây cũng là một trong những khía cạnh của thiền Nguyên Thủy Vipassana (Thiền Minh Sát Tuệ hay còn gọi là Thiền quán) vô cùng hữu ích giúp đạt được chánh niệm và bình an.

Những người phật tử nơi đây trì giới vô cùng nghiêm cẩn. Tu viện Bago nơi tôi ở 2 ngày nằm gần rừng nên có rất nhiều muỗi rất to vo ve quanh người.

Một anh bạn người Lào kể lại với chúng tôi rằng khi anh định đập một con muỗi thì có một người dân địa phương ngăn lại. Chú ấy nói rằng nếu con muỗi đậu phía trên cánh tay của mình thì ta đập vào phía dưới cánh tay ta, muỗi sẽ tự khắc bay đi mà không cần phải sát sinh. Từ những việc rất nhỏ nhưng cũng đủ thấy đức tin và sự giữ giới của các Phật tử Myanmar.

Là một người thường tham gia các hoạt động xã hội và tiếp xúc với các em thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên, tôi quan sát và nhận ra rằng tuy các em tuổi còn trẻ nhưng cũng có khá nhiều những trăn trở trong cuộc sống. Từ chuyện bài vở ở trường lớp, áp lực thi cử học hành đến những kỳ vọng của cha mẹ, những mâu thuẫn trong cuộc sống, tác động của xã hội… đôi khi làm các em rối trí và lạc lối. Không chỉ riêng đối với những người trưởng thành, trẻ em và thanh thiếu niên cũng cần được giáo dục về hòa bình.

Nguồn Phật Giáo Nguyên Thủy Theravāda

 

 
Được xây dựng cách đây hơn 2.500 năm, Shwedagon (Myanmar) được lưu truyền là nơi lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật. Ngọn tháp chính của chùa cao tới 98 m và được bao phủ bằng hơn 30 tấn vàng và hàng trăm viên kim cương.

Shwedagon toạ lạc trên đỉnh đồi Singuttara, Yangon (Myanmar) vừa bề thế, vừa uy nghi. Cả bốn hướng đều có những bậc thang dài dẫn vào chùa. Toà tháp vàng khổng lồ cao tới 99 m. Cổng phía Nam chùa có một đôi tượng sư tử cao 9 m, hướng ra phía trung tâm thành phố.

Mất 5 USD để vào chùa Shwedagon, ngôi chùa vàng nổi tiếng bậc nhất Myanmar và là một trong những công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng trên thế giới. Mọi người đều bỏ giày lại bên ngoài, đi chân trần lên chùa. Cái nắng trưa đã hun đốt nền sân gạch khiến bước chân thêm vội vã. Bóng chiều ngả hoàng hôn cũng là khoảnh khắc đông người ghé thăm chùa nhất. Không ai biết chính xác thời điểm ngôi chùa này được xây dựng, các nhà khảo cổ chỉ ước chừng ngôi chùa có lịch sử khoảng 2.500 năm.

Mỗi ngày, chùa Shwedagon đón hàng trăm khách đến từ khắp nơi.
Quần thể Chùa Vàng bao gồm 1.000 đơn thể chùa bao quanh toà tháp trung tâm. Trong đó có 72 ngôi chùa bằng đá có thờ tượng Phật bên trong. Dưới ánh sáng ban ngày cũng như ánh đèn đêm, ngôi chùa vàng luôn phát những tia sáng vàng lấp lánh.

Ngoài vẻ nguy nga hoành tráng của ngôi chùa cổ, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi cách bài trí cả bên trong và ngoài của ngôi chùa. Riêng nội thất của ngôi chùa đã được chạm khắc tinh vi, cầu kỳ với khoảng 8.690 lá vàng dát cực mỏng. Toàn bộ ngôi chùa còn được tô điểm bằng 5.450 viên kim cương đủ kích cỡ và 2.320 viên hồng ngọc, lam ngọc.

Cứ hai tiếng chùa lại được quét sạch sẽ bởi chính những người đến hành lễ.

Trong chùa còn lưu giữ 8 sợi tóc của Đức Phật Thích Ca, bảo vật linh thiêng nhất của Phật giáo. Tháp trung tâm là một tuyệt tác nghệ thuật, được phủ kín bằng 9.300 lá vàng với tổng khối lượng là 500 kg, và được trang trí bằng hàng nghìn viên đá quý, kim cương và hồng ngọc, cùng với hàng trăm chiếc chuông vàng. Trên đỉnh tháp là lá cờ đuôi nheo được làm hoàn toàn bằng vàng, khảm kín 5.448 viên kim cương và 2.317 viên đá quý. Đỉnh tháp treo tất cả 1.065 chiếc chuông vàng và 421 chiếc chuông bạc.

Điểm đáng chú ý nhất là 8 bức tượng ở 8 hướng tượng trưng cho 7 ngày trong tuần (riêng thứ tư là ngày giữa tuần được chia thành buổi sáng và buổi chiều). Mỗi bức tượng mang hình dáng một loài vật khác nhau và ai sinh vào ngày nào thì tới đó thắp hương rồi dùng nước thánh để tưới lên loài vật đó cầu may. Trong khi những người dân Myanmar ngồi quây trong trên nền gạch quanh đền chính, thành tâm lầm rầm khấn vái thì những vị khách du lịch ngồi lại bên bậc tam cấp, lặng ngắm toàn cảnh ngôi chùa, những nghi lễ địa phương trong ánh hoàng hôn đã ngả.

Thời điểm đẹp nhất để tham quan chùa Vàng là buổi hoàng hôn. Khi đến tham quan chùa, bạn nên ăn mặc chỉnh tề, không mặc áo ba lỗ, váy ngắn, dép xỏ ngón. Vì đây là đất nước của Phật giáo, bạn nên tôn trọng quốc đạo của nước bạn.
 

 
Mandalay (tọa độ 21°58′B, 96°04′Đ) là thành phố lớn thứ 2 tại Myanma (Miến Điện) với dân số 927.000 người năm 2005, vùng đô thị bao gồm các địa phương xung quanh là 2,5 triệu người. Đây là kinh đô của hoàng triều cuối cùng của Miến Điện và là thủ phủ của Vùng Mandalay. Sông Ayeyarwady chảy phía tây, ôm lấy thành phố. Mandalay cách thành phố Yangon 716 km về phía bắc. Mandalay nằm ở trung tâm của vùng khô Myanma. Mandalay là trung tâm kinh tế của Thượng Miến Điện và được coi là trung tâm của nền văn hóa Miến Điện. Một dòng liên tục của những người nhập cư Trung Quốc, chủ yếu là từ tỉnh Vân Nam, trong hai mươi năm qua, đã định hình lại cơ cấu dân tộc của thành phố và gia tăng thương mại với Trung Quốc[6][7]. Mặc dù gia tăng gần đây của Naypyidaw, Mandalay vẫn là trung tâm chính về thương mại, giáo dục và trung tâm y tế của Thượng Miến Điện.

Thời kỳ đầu[sửa | sửa mã nguồn]
Như phần lớn cố đô (và thủ đô hiện tại) của Miến Điện, Mandalay được thành lập trên những mong muốn của người cai trị vào thời kỳ đó. Ngày 13 tháng 2 năm 1857, vua Mindon thành lập một thủ đô hoàng gia mới ở chân núi Mandalay, bề ngoài là để thực hiện một lời tiên tri về sự ra đời của một đô thị của Phật giáo trong đó vị trí chính xác trên nhân dịp lần thứ năm thánh của Phật giáo 2400[8].

King Mindon là người sáng lập thủ đô hoàng gia Mandalay

Một thành lũy ở cung điện Mandalay
Địa điểm của thành phố thủ đô mới có diện tích 25,5 dặm vuông (66 km ²), bao quanh bởi bốn con sông. Kế hoạch vạch ra một thành vuông bố trí lưới 144 ô vuông, giữa là một khối vuông 16 cung điện hoàng gia hợp chất lấy đồi Mandalay làm trung tâm[9]. 1020 mẫu Anh (413 ha) thành được bao quanh bởi bốn 6.666 feet (2.032 m) bức tường dài 210 ft và một con hào rộng 64 m và sâu 4,6 m. Trong khoảng cách 169 m dọc theo bức tường, là tháp pháo với ngọn tháp dát vàng có đồn canh[10]. Các bức tường có ba cửa trên mỗi bên, và năm cầu băng qua con hào. Ngoài ra, nhà vua cũng cho xây chùa Kuthodaw, các sảnh tôn phong cao ơn Pahtan-haw Shwe Thein, Zayats Thudhamma hoặc nhà công cho giảng thuyết, và các thư viện cho các kinh điển Phật giáo. Trong tháng 6 năm 1857, cựu hoàng cung của Amarapura đã bị tháo dỡ và di chuyển bằng voi đến vị trí mới ở chân của đồi Mandalay mặc dù xây dựng tổ hợp cung điện được chính thức hoàn thành chỉ hai năm sau, ngày thứ hai 23 tháng 5, 1859. Trong 26 năm tiếp theo, Mandalay là thủ đô hoàng gia cuối cùng của vương quốc Miến Điện cuối cùng độc lập trước khi bị người Anh thôn tín. Mandalay không còn là thủ đô vào ngày 28 tháng 11 năm 1885 khi người Anh buộc vua Thibaw và Supayalat hoàng hậu phải sống lưu vong, kết thúc chiến tranh Anh-Miến Điện lần thứ ba.

 
Tu viện Shwenandaw là một tu viện Phật giáo lịch sử tại thành phố Mandalay. Được biết đến như Golden Palace, xây dựng quan trọng này nằm ở trung tâm Myanmar. Ban đầu nó được một phần của khu phức hợp Mandalay Palace căn hộ hoàng gia của một vị vua, nhưng con trai ông chuyển nó ở bên ngoài cung điện sau khi cái chết của ông tin rằng nó bị ám ảnh bởi tinh thần của nhà vua. Sau đó nó đã trở thành một tu viện. Tại một thời gian, tòa nhà được bao phủ bằng vàng nhưng vàng là chủ yếu bên trong bây giờ. Bên ngoài được bao phủ với nghệ thuật chạm khắc gỗ tếch trang trí công phu đại diện cho huyền thoại Phật giáo. chạm khắc trang trí công phu được làm từ các vật liệu khác như đá có thể được tìm thấy trên khắp cơ cấu.

 
Chùa Mahamuni Buddha là một thánh tích Phật giáo nổi tiếng khác ở Miến Điện; và đây cũng là địa điểm hành hương quan trọng nhất của người Phật tử xứ này. Ngôi chùa này tọa lạc về hướng Tây nam của thành phố Mandalay, một thành phố được xem là trung tâm văn hóa của Miến Điện.

Chùa Mahamuni Buddha do vua Bodawpaya thuộc triều đại Konbaung xây dựng vào năm 1785 để thờ phụng một bức tượng Phật mà người Phật tử Miến Điện rất mực kính ngưỡng, bởi vì bức tượng này được cho là tạc vào thời Đức Phật còn tại thế (ảnh). Một số người tin rằng, có năm bức tượng được tạc vào thời Đức Phật, trong đó có hai bức ở tại Ấn Độ, hai bức ở tại thiên giới, và bức thứ năm là bức tượng tại chùa Mahamuni Buddha. Theo truyền thuyết, Đức Phật được cho là đã viếng thăm thành phố Dhanyawadi của xứ Arakan (ngày nay là bang Rakhine, Miến Điện) vào năm 554 trước TL. Nhân khi Đức Phật đến nơi này, vua Sanda Thuriya đã cho đúc một bức tượng Phật bằng kim loại để phụng thờ. Sau khi bức tượng được đúc xong, Đức Phật đã thổi hơi thở vào nó, và bức tượng đã trở nên giống hệt như Đức Phật(1).

Chính vì những huyền thoại này, bức tượng Phật tại chùa Mahamuni Buddha được tôn kính hết mực. Người Phật tử mỗi khi lễ bái tôn tượng, họ cảm nhận như Đức Phật đang hiện diện ở đó. Và cũng vì tỏ lòng tôn kính tôn tượng, những Phật tử khi đến chiêm bái thường mua vàng lá dát lên bức tượng này. Người ta cho rằng độ dày vàng lá được dát lên tượng lên đến 15cm. Bên cạnh việc lễ bái tôn tượng, cũng có những nghi lễ khác dành cho bức tượng này mỗi ngày, chẳng hạn như nghi lễ đánh răng cho bức tượng bằng bàn chải được làm bằng cây Neem và lau mặt bằng nước thơm vào lúc sáng sớm (bốn giờ sáng). Chính điều này đã làm cho khuôn mặt tượng luôn bóng loáng.

Ngôi chùa này cũng trải qua những lần hỏa hoạn và chịu hư hại nặng nề. Và nó cũng từng bị khoan lỗ, mà điều này được cho do những tên trộm đã thực hiện nhằm lấy châu báu mà chúng tin là được đặt ở bên trong pho tượng.

Có một lễ hội lớn được tổ chức tại chùa Mahamuni Buddha vào đầu tháng Giêng hàng năm để kỷ niệm lịch sử hình thành và phát triển ngôi chùa. Vào dịp này chư Tăng sẽ tụng kinh trong nhiều ngày liền; bên cạnh cũng có những hoạt động văn hóa, giải trí và những sự kiện xã hội khác được tổ chức tại đây. Chiêm bái Mahamuni Buddha vào dịp này là cơ hội cho du khách có thể chứng kiến những sinh hoạt văn hóa và tâm linh của người Miến Điện.

Ngày nay chùa Mahamuni Buddha là một địa chỉ chiêm bái và hành hương quan trọng của người Phật tử Miến Điện; và nó cũng là một nơi cần đến thăm và chiêm bái đối với người nước ngoài khi đến đất nước này. Ngoài việc chiêm bái ngôi chùa chính, ta cũng có thể tham quan một vài nơi khác ở trong quần thể chùa. Có một Viện bảo tàng về cuộc đời Đức Phật tại đây, và gần đó có nhiều quầy hàng bán hương, hoa, đèn nến… phục vụ khách chiêm bái. Ở Mahamuni Buddha cũng có một khu chợ mà ở đó người ta bán những con rối đẹp nhất của Miến Điện.

 
Chùa Kuthodaw (Myanmar), nơi lưu giữ bộ kinh Phật bằng đá lớn nhất thế giới
Chùa Kuthodaw nổi tiếng tọa lạc tại Mandalay – thủ đô cuối cùng của các triều đại vua ở Myanmar – là nơi lưu giữ bộ kinh Phật bằng đá lớn nhất thế giới.

Chùa Kuthodaw xây dựng năm 1857 dưới thời cai trị của hoàng đế Mindon Min (1808 – 1878). Đây là một quần thể bao gồm ngôi chùa chính và nhiều đền tháp nhỏ xung quanh. Chùa chính cao 57m, mạ vàng, được xây dựng mô phỏng theo chùa Shwezigon tại Nyaung-U gần Bagan.

Những trang kinh bằng đá cẩm thạch trắng có chiều cao 153 cm, rộng 107 cm và dày 13 cm. Đá cẩm thạch được khai thác từ vùng Sagyin cách Mandalay 51 km về phía bắc và được vận chuyển bằng đường sông tới khu vực xây dựng.

Trên hai mặt của những tấm đá là nội dung kinh điển của bộ kinh Tam Tạng được khắc bằng tiếng Pali, mỗi mặt đều có 80 – 100 dòng chữ. Ban đầu chữ khắc trên đá là chữ mạ vàng nhưng qua thời gian đã không giữ được như nguyên vẹn mà thay vào đó là chữ khắc bằng mực đen hay chỉ còn là vệt khắc đá.

Mỗi tấm đá được đặt trong một tháp có cấu trúc như hang động nhỏ gọi là Kyauksa gu. Có 730 tháp được sắp xếp gọn gàng theo 03 hàng (trong cùng là 42 tháp, 168 tháp ở giữa và ngoài cùng là 519 tháp) xung quanh ngôi chùa vàng trung tâm.

Công việc khắc đá được hoàn thành và mở cửa cho công chúng vào chiêm bái ngày 04 tháng 05 năm 1868.

 
Đến cầu U Bein ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới

Nằm tại ngoại ô cố đô Mandalay, Myanmar, cây cầu gỗ dài nhất thế giới U Bien nối liền hai bờ của sông Taungthamna là địa điểm quen thuộc của người dân địa phương và các tín đồ Đạo Phật đến ngắm nhìn cảnh mặt trời lặn.

Đến cầu U Bein ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới
Cây cầu gỗ dài nhất thế giới U Bien được chuyên trang du lịch CNNGo bình chọn là một trong những nơi ngắm hoàng hôn đẹp tuyệt vời nhất thế giới.

Đến cầu U Bein ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới
Khung cảnh lộng lẫy của buổi chiều tà.

Đến cầu U Bein ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới
Có ba điểm bạn nên đến khi ghé thăm Mandalay: khu vực thành cổ Mandalay, chùa Mahaganddayong, học viện với hơn 1000 phật tử và cầu U Bein, một trong những nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới.

Đến cầu U Bein ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới
Để đến với cầu U Bein, bạn phải chạy xe khoảng 15 phút ra ngoại ô thành phố. Cầu dài 1,2 km làm hoàn toàn bằng gỗ đã tồn tại từ 2 thế kỉ nay với những nhịp chắc chắn để bao lớp người hai bên hồ Taungthaman qua lại mỗi ngày.

Đến cầu U Bein ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới
Hai bên bờ sông có rất nhiều ngôi chùa. Mỗi chiều, các vị sư sau giờ học đều đi bộ ra cầu trò chuyện và ngắm hoàng hôn.

Đến cầu U Bein ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới
Bạn có thể đi bộ trên cầu hay thuê một chiếc thuyền để ngắm toàn cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp từ phía xa.

Đến cầu U Bein ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới
Cầu U Bien buổi chiều là nơi những đôi bạn trẻ thả đôi chân đong đưa tâm tình, vị sư già ngồi lại kể những tích phật từ xa xưa, nhóm bạn trẻ cười rúc rích, bôi phấn thanaka mát lạnh cho nhau hay chỉ là nhóm du khách tò mò muốn đến ngắm cho thỏa vẻ đẹp của một buổi chiều trên cây cầu huyền thoại.

Đến cầu U Bein ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới
Mỗi chiều, có hàng trăm người đến với U Bein.

 
Sông Irrawaddy dài hơn 2170km và bao phủ hầu hết Myanmar, là một phần quan trọng giúp cho những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân địa phương. Với nhân dân Myanmar, dòng sông mang đến cho họ nguồn nước để uống, để di chuyển và cả đời sống tâm linh.

Sông Irrawaddy là một trong những cầu nối giao thông đường thủy quan trọng bậc nhất ở Myanmar. Dòng sông mang đến nguồn thu nhập lớn cho những ngư dân và thương buôn địa phương. Tên Irrawaddy có nghĩa là “dòng sông mang đến những điều tốt đẹp cho mọi người”. Vào mùa nước nổi, khoảng từ tháng 5 đến tháng 11, sông Irrawaddy bồi đắp cho những cánh đồng lúa dọc theo dòng chảy của sông và mang đến cho các dân cư sinh sống xung quanh nước, cá và phù sa.

Đời sống của người dân dọc theo sông Irrawaddy gần như không hề thay đổi xuyên suốt hàng thế kỉ. Trẻ em ở đây hằng ngày vẫn gánh nước về cho gia đình mình ở thành phố phía Bắc Bhamo.

Irrawaddy là một trong những cầu nối giao thương đường thủy lớn nhất ở Myanmar. Gần trung tâm thành phố New Nyein, một chiếc tàu chở hàng vận chuyển một lượng lớn những chiếc bình gốm được phủ bằng rơm đến Israel, trong khi một chiếc khác đang chuyển gỗ đến cho những lò gốm. Một số lượng tàu chở hàng khác thì chất đầy gỗ tếch và các loại gỗ cứng để chở đến Ấn Độ và Thái Lan.

Cái tên Irrawaddy mang rất nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người dân ở một đất nước Phật giáo như Myanmar. Có rất nhiều những hũ đựng tro cốt hướng về Shin U Pa Gota, nơi tại vì của thần sông nước, trôi dọc theo dòng sông trên những chiếc bè được làm bằng tre. Theo truyền thuyết, Shin U Pa Gota thuở nhỏ vốn là một cậu bé phá phách cho đến khi Đức Phật gặp cậu và truyền giảng cho cậu những đức tin để khai sáng. Kể từ đó, Shin U Pa Gota dành phần lớn thời gian để tu hành ở chính tại Irrawaddy.

Thành phố cổ Bagan tọa lạc ở miền Trung Myanamar, với hơn 2.000 ngôi chùa và đền thờ dọc theo dòng sông Irrawaddy. Đây cũng chính là thủ phủ của vương quốc Pagan, mà sau này hình thành nên đất nước Myanmar cổ, từ thế kỉ thứ IX đến thế kỉ XIII.

Khi những người chài lưới ở Mandalay khoe mẻ cá vừa đủ cho bữa tối gia đình mà họ bắt được cũng là lúc báo hiệu mặt trời lặn. Những ngư dân may mắn có thể bắt được một con cá da trơn khổng lồ trên sông. Tuy nhiên, đa số họ thường hài lòng với chuyện đánh bắt được ít hơn mỗi ngày, vốn để duy trì nguồn tài nguyên ở một đất nước chỉ vừa mới hội nhập với thế giới.

 
Bagan có tên cũ là Pagan, từng là kinh đô của vương quốc Pagan tồn tại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 ở miền trung Myanma ngày nay

Thành phố Bagan hiện nay nằm ở vùng đất khô, trung tâm Myanma, nằm ở bờ phía đông sông Ayeyarwady, cách Mandalay 145 km về phía Tây Nam, thuộc Vùng Mandalay. Nó có diện tích khoảng 25 dặm vuông với hàng trăm đền chùa, tự viện. Những đền chùa này được xây dựng trong khoảng từ giữa thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13, trong thời kỳ chuyển tiếp từ Phật giáo Đại thừa sang Phật giáo Theravada. Những đền chùa được xây dựng trong thời đại hoàng kim này đánh dấu sự khởi đầu của những truyền thống Phật giáo mới ở Myanma.

 
Tuy chưa hoàn thành nhưng Dhammayangyi vẫn sừng sững với thời gian và không gian Bagan, chứa đựng nhiều bí ẩn và những tiếng thì thầm hối lỗi.

Ngày nay, Bộ khảo cổ Myanmar đã lên danh sách hơn 2.000 phế tích đền tháp nằm trong diện bảo tồn rộng 42 km2. Đây không chỉ là những công trình quý giá dành cho du khách quốc tế mà còn là nơi để nghiên cứu về lịch sử phát triển của văn hóa, xã hội, chính trị liên quan đến Phật giáo, đạo quốc của đất nước này. Một trong số đó là ngôi đền lớn nhất Bagan, dù công trình này đã bị bỏ dở sau ba năm thực hiện – Dhammayangyi.

Người Myanmar ví von khi đặt chân đến Bagan rằng, muốn thấy sự duyên dáng hãy đến đền Ananda, muốn thấy sự cao cả thì đến đền Thatbyinniu, còn nếu muốn thấy sự hoành tráng thì ghé đền Dhammayangyi.

Ngôi đền Dhammayangyi bằng gạch nung giữa quần thể Bagan cổ nổi tiếng với hình dáng là một chiếc kim tự tháp to lớn, đồ sộ, lấn át mọi công trình khác. Và mô hình kim tự tháp này cũng hoàn toàn khác với những đền tháp truyền thống của Phật giáo Myanmar, thường là hình stupa với tháp nhọn vút lên trời. Cho đến ngày nay, người Myanmar vẫn chưa có lời giải thích vì sao vua Narathu lại chọn kiểu kiến trúc này.

Được vua Narathu xây dựng năm năm 1170, đền Dhammayangyi có dáng kim tự tháp sáu tầng bậc thang. Nhưng Dhammayangyi vẫn có lối kiến trúc tứ diện phổ biến ở các đền chùa Myanmar với bốn cửa quay về bốn hướng. Về nội thất, đền có hệ thống hành lang kép chạy song song trụ đền thờ ở trung tâm. Nhiều hệ thống cửa sổ nhỏ bằng gạch đón ánh sáng trời từ bốn phía rọi vào hành lang bao quanh đền.

Việc xếp gạch tạo nên hệ thống mái vòm phía trên hành lang quanh đền chứng minh trình độ của người xưa rất cao. Mỗi cửa chính ngôi đền là những pho đại tượng Phật với nhiều kiểu dáng khác nhau được dát vàng hoặc sơn màu. Trên bờ tường của hành lang quanh đền còn có nhiều hốc, bệ được đặt các bức tượng Phật nhỏ hơn.

Nền khu đền rộng đến 78 m, trong khi độ rộng của lõi trung tâm đền lên đến 25 m được nối liền nhau bằng hệ thống hành lang rộng với những mái vòm và hệ thống cửa giả.

Theo một số tư liệu ở Bagan, tuy chưa bao giờ hoàn tất nhưng đền Dhammayangyi đã tốn ước chừng hơn 6 triệu viên gạch nung, chưa kể đến hệ thống đá làm nền cho công trình đồ sộ này.

Có lẽ, vua Narathu không thể ngờ rằng công trình vĩ đại hứa hẹn nhiều bất ngờ này lại không bao giờ hoàn tất. Ba năm sau khi lên ngôi, ông đã bị sát hại. Công trình cũng bị ngừng thi công rồi bỏ hoang từ đó. Nhưng đây vẫn là một đại diện độc đáo trong quần thể Bagan cổ cũng như lịch sử phát triển hệ thống đền tháp tại khu vực này.

Huyền thoại kể rằng vua Narathu đã giết cha và anh trai để chiếm ngôi. Nhưng khi lên ngôi, có lẽ vì lo tạo nghiệp xấu nên ông đã cho xây đền cúng dường cho Phật. Trong đó, một cửa đền có 2 bức tượng Phật, được ông thực hiện, tác tạo như hiện thân của cha và anh trai. Nhưng có sách giải thích đây là hai đức phật: Phật Thích ca và Phật Di lặc. Người dân Myanmar vẫn truyền tai nhau, vua Narathu rất hà khắc, ông sẵn sàng chặt tay bất cứ nhân công nào nếu công việc xây dựng đền không hoàn hảo, các viên gạch phải được đặt khít vào nhau đến mức một cây ghim không thể xiên qua.

Khi khai quật ngôi đền, các nhà khảo cổ phát hiện, gạch đất bị chất đầy hành lang cũng đồng nhất với gạch đất dùng xây dựng đền. Chính vì vậy mà người ta tin các công nhân đã ném gạch vữa vào trong đền vì căm phẫn luật lệ hà khắc của vua Narathu. Nhiều người lại cho rằng họ muốn nhốn hồn ma của ông mãi mãi ở bên trong đền để trả thù những đau khổ ông đã gây ra.

Một góc ngôi đền được xây với 6 triệu viên gạch đất nung
Nếu một lần đặt những bước chân trần trên hành lang mát lạnh, im lặng đi quanh đền, bạn sẽ dễ hiểu tại sao sự vĩ đại và huyền bí của Dhammayangyi hàng trăm năm qua vẫn thu hút mọi người dù là một công trình dang dở.

 
Trong một khảo sát gần đây của một tổ chức cứu trợ quốc tế có trụ sở tại Anh về tỷ lệ dân số của một quốc gia sẵn sàng quyên góp, giúp đỡ những người không quen biết thì Myanmar và Mỹ là hai quốc gia đứng đầu. Lần đầu tiên một quốc gia nghèo đói với chế độ chính quyền độc tài và tham nhũng lại sánh ngang với một quốc gia giàu có như Mỹ.

Myanmar: Quốc gia Phật giáo hào phóng nhất thế giới
Đây chính là nhờ vào truyền thống cúng dường của Phật giáo nguyên thủy.

Có hơn nửa triệu tu sĩ Phật giáo tại quốc gia Đông Nam Á này, chiếm 1% dân số cả nước, và nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Báo cáo cho biết rằng 91% người dân được khảo sát tại Myanmar trong đó có cả những người vô cùng nghèo khó sẵn sàng cúng dường tiền và thực phẩm cho các nhà sư hoặc giúp đỡ những người kém may mắn hơn. Đây là cách mà các tín đồ Phật giáo hành thiện nghiệp và gieo tạo công đức. Đồng thời nó khiến các nhà sư an tâm tu hành, thiền định và tụng kinh khi mà họ không thể làm việc kiếm ra tiền.

Việc chính quyền Myanmar sử dụng sai mục đích các khoản viện trợ và đầu tư nước ngoài có giá trị hàng tỷ đô la đang làm gia tăng khoảng cách giàu và nghèo. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng, môi trường sống không an toàn, rất nhiều người đã đổ ra đường để xin ăn. Vì vậy, không khó để bắt gặp hình ảnh các nhà sư đang phân phát thực phẩm từ bình bát của mình cho hàng chục người đói khát đang vây quanh. Đó chính là kế hoạch định kỳ bố thí tại Myanmar. Vào mỗi buổi sáng sớm, các tu sĩ đi đến từ tu viện Mahar Aung Myae đi chân trần qua khắp các con đường trên phố, họ nhận thực phẩm từ những người dân đã chờ sẵn trước cửa nhà của mình. Khi các tu sĩ trở về tu viện, họ nấu hầu hết tất cả các thức ăn trong một cái nồi lớn và đem nó phân phát cho những người đang xếp hàng với những chiếc túi nhựa nhàu nát trên tay ngoài cổng tu viện. Hầu hết đó là những trẻ em mồ côi, những người vô gia cư và những người thất nghiệp. Những đứa trẻ ốm yếu, nghèo đói hét lên sung sướng khi thấy thức ăn. Những người đàn ông thất nghiệp vui mừng khi nhận được một

túi đầy thức ăn, ánh mắt họ lấp lánh khi nghĩ đến những đứa trẻ ở nhà. Tuy nghèo khó phải đi xin thức ăn hàng ngày nhưng họ cũng may mắn hơn rất nhiều so với những người đang sống tại các bãi rác, họ sống sót nhờ vào những thứ mà người khác vứt đi.

Tại đất nước mà Phật giáo là tôn giáo thống trị như Myanmar, cách sống chia sẻ với mọi người đã ăn sâu vào truyền thống văn hóa của họ. Mặc dù còn rất nhiều người nghèo, nhưng họ sẵn sàng giúp đỡ nếu có người khác đau khổ hơn.

 
Đền Cổ Ananda – Bagan: Dưới ánh nắng sớm màu đỏ gạch ánh lên sắc màu thời gian của miền đất thành phố cổ. Htilo Mininlo, ngôi đền bề thế và tinh xảo được xây dựng bởi vua Zeya Theinkha. Trong ý muốn của vua cha, Theinkha là người xứng đáng nhất. Nhưng để công bằng, ông đã chọn lựa người kế ngôi theo truyền thống của hoàng tộc đó là sử dụng cây dù trắng: Cây dù sẽ được đặt giữa các hoàng tử và cây dù nghiêng về phía ai, người đó sẽ được chọn.

Đền Cổ Ananda – Bagan: Ananda được mệnh danh là ngôi đền đẹp nhất ở Bagan có 4 tượng Phật lớn bằng vàng đặt ở 4 hướng. Trong đó tượng Đức Phật ở phía nam (Phật ca diếp) được giới thiệu rằng khi tiến đến Đức Phật để cầu nguyện, hãy luôn mỉm cười để lòng được thanh thản. Bốn Đức Phật dựng ở bốn hướng là những Đức Phật đã đạt được cõi Niết bàn. Sulamani là ngôi đền được vua Narapatisithu xây dựng năm 1183. Sulamani được trang trí rất đẹp ở các bức tường phía bên ngoài đền, nhưng Sulamani khác biệt với những ngôi đền khác ở những bức tranh rất tinh xảo được trang trí trên tường, trên trần phía bên trong ngôi đền. Khi bạn bước chân vào ngôi đền ngàn năm tuổi này, sẽ có cảm giác như bỏ lại những bụi trần phía bên ngoài cổng, tạm quên đi mọi thế sự nhân gian Đền Dhammayangyi là ngôi đền có diện tích lớn nhất Bagan hình khối kim tự tháp.

Đặc biệt đền không có chóp như những ngôi đền khác. Do vua Narathu (Kalagya Min) cho xây dựng năm 1167 sau khi giết chính vua cha của mình. Narathu chiếm ngai vàng và cho xây dựng bằng gạch đỏ đất nung không hề có mạch vữa. Tương truyền rằng ngôi đền xây mà không hoàn thành được do những nhân quả mà Narathu gây ra, đó cũng giải thích vì sao nó không có cái chóp như những ngôi đền khác. Là ngôi đền cao nhất ở vùng đất đầy gió bụi, Thatbyinnyu gây ấn tượng bởi những mảng gạch được thời gian sơn màu rêu phong cổ kính. Từ phía xa, ngôi đền kiêu hãnh vươn mình nổi bật giữa bình nguyên vùng đất cổ Bagan. Shwesantaw nổi tiếng với khách du lịch đến đây không phải vì kiệt tác kiến trúc mà nơi đây là nơi đẹp nhất để ngồi ngắm hoàng hôn và bình minh ngày mới.

Du khách đến đây thường ngồi ở một góc đền để nhìn về phía chân trời, chờ đón tia nắng ngày mới trong yên bình. Bạn cũng nên đi thuyền ra giữa dòng sông Ayeyyarwardy nhìn về phía ngôi chùa Bupaya để có một góc nhìn khác về Bagan cổ kính. Bupaya được phục chế sau trận động đất lớn năm 1975. Chùa Nochanthar gần đền Ananda theo lối kiến trúc đặc trưng của Myanmar, được thiết kế hài hòa giữa gạch nung, mái gỗ và những gam màu đầy rêu phong thời gian. Nochanthar nép mình dưới những hàng thốt nốt xanh tạo nên một khung cảnh yên bình đến lạ. Chùa vàng Shwezigon là nguyên bản của chùa vàng Shwedagon ở Yangon. Khác với Shwedagon tráng lệ nguy nga thì Shwezigon lại mang đến cảm giác thanh bình dù rất rộng lớn. Tương truyền có đến hơn 30 tấn vàng được dát lên và hàng ngàn viên đá quý được gắn trên đỉnh chóp. Đến đây tìm một góc nhỏ để ngắm hoàng hôn tắt nắng nơi góc trời và trải nghiệm sự bình yên trong tâm hồn cũng là trải nghiệm thú vị dành cho du khách.

 
Tại Bago, chùa Shwe Thalyaung cũng không là ngoại lệ. Chùa này nổi tiếng với pho tượng Phật nằm lớn nhất tại khu vực với chiều dài hơn 54m, cao 16m. Trong những ngày này, những người đến chùa không phải khách tham quan, mà là nhân viên các đoàn cứu trợ.

Bên cạnh chùa Shwe Thalyaung, một nhóm đông dân làng đang vây quanh các nhân viên cứu trợ để nhận gạo tiếp tế. Gạo được mang ra từ trong chùa, mấy ngày qua là kho chứa hàng và nơi trú ẩn của dân làng.

Mỗi hộ gia đình được chia khoảng 4 ký gạo, một lượng gạo ít đến nỗi mà một số gia đình cho cả trẻ em đi lĩnh phần. Trẻ em thì vô tư lơ đãng, có đứa nghe đọc đến tên bố mẹ mình vẫn chưa biết đến lượt. Người lớn đứng đằng sau phải đá vào đít chúng mới sực tỉnh mà lao vào nhận phần.

Người ta mang đủ đồ vật đi để đựng gạo cứu trợ, bao nylon, xô, chậu và có nhiều người đựng cả gạo vào trong mũ lá. Phía đằng sau nơi phát gạo là một ngôi nhà cộng đồng có cắm cờ của hội Chữ Thập Đỏ. Bên trong ngôi nhà này, nhiều hộ gia đình đang ở tạm trong một không gian chung đụng và chật chội, trong khi chờ nước rút.

Nước ở các cánh đồng và làng mạc lân cận chưa rút hết, rất đông người tụ họp tại vùng đất cao của chùa Shwe Thlyaung này. Họ vẫn chưa về nhà được. Một đám đông đang xem phim, cười nói vui vẻ, như không hề có chuyện gì xảy ra.

Một thanh niên trong làng cho biết, tại khu vực lũ hoành hành, có khoảng hơn chục ngàn gia đình bị ảnh hưởng. Trong khi đó, ở Yangon, cách đó chưa tới 100km, nhiều người dân không hề biết gì về đợt lũ này.

Tôi đã ghé thăm chùa Mahar Zedi, một ngôi chùa có tháp cao và đồ sộ nhất trong vùng. Lối đi quanh tháp sau những trận mưa rêu đã mọc xanh và rất trơn. Đứng trên cao nhìn quanh xóm làng, tôi nhìn thấy vẻ bình yên và không một chút xáo trộn.

“Nhưng liệu nó có thực sự bình yên, và không bị xáo trộn, khi nước đã rút đi, và những người dân trở lại những ngôi nhà bị hư hỏng sau cơn lũ, và bắt đầu lại từ đầu?” – tôi tự hỏi.

Dù sao, tôi cũng chỉ là một du khách có mặt ở đây chỉ trong mấy tiếng đồng hồ.

 
Người dân Myanma sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phố, thị xã nào đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn ở Myanma, cuộc sống của người dân không tất rời các nghi lễ Phật giáo. Mùa chay Phật giáo cũng được ghi trên lịch của Myanma là ba tháng mùa mưa, tương đương với thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 dương lịch. Trong thời gian đó có các hoạt động ăn chay, cưới xin, chuyển nhà thường được hoãn lại.

Trong các tín đồ Phật giáo ở Myanma có 99% là người Miến, người Shan và người Karen. Cả nước Myanma có khoảng 500.000 tăng ni. Đạo Phật ở Myanma theo dòng Theravada, là Phật giáo Nguyên thủy – tức dòng Phật giáo Tiểu thừa, giáo phái Nam Tông. Sự tu hành của các sư cũng giống như Phật giáo tại Thái Lan, Lào, Sri Lanka, Campuchia: các sư không ở chùa mà ở thiền viện, buổi sáng hằng ngày đi khất thực, không ăn chay và chỉ được ăn từ khi mặt trời mọc đến trước 12h trưa, sau 12h trưa đến sáng hôm sau tuyệt đối không được ăn.

Dưới thời thủ tướng Ne Win, Phật giáo tại Mianma từng được đưa vào Hiến pháp là quốc đạo, nhưng các chính quyền quân sự Myanma tiếp theo đã xóa bỏ điều khoản này để đảm bảo công bằng về tôn giáo. Cả nước Myanma có hàng vạn đền, chùa, tháp, nằm rải rác trên khắp đất nước. Vì vậy, cũng như Campuchia, Myanma còn được gọi là đất nước Chùa tháp.Chùa thấp tập trung nhiều nhất ở thành phố Bagan, gồm khoảng hơn 4000 đền, chùa, tháp lớn nhỏ trên diện tích khoảng 40km2 .Nhiều chùa, tháp được xây dựng từ đầu thế kỷ nguyên Bagan (thế kỷ 11).
Nhiều chùa tháp của Myanma thường được xây trên các đỉnh núi cao hơn mặt nước biển hàng nghìn mét để cất gi, bảo quản xá lợi Phật và các Phật tích khác. Các ngọn tháp cất giữ xá lợi Phật là những cấu trúc liền khối hình nón với một căn phòng chứa báu vật ở bên dưới. Khu nền bao quanh ngọn tháp là nơi dành cho hành khách hương cầu nguyện, thiền định, tụng kinh hay dâng hương. Những kiến trúc Phật giáo khác gồm có: tượng Phật – được dựng ngoài trời hay dưới một mái che, Phật đường – là nơi tổ chức thuyết pháp và các buổi lễ. Ở lối vào những ngôi đền, chùa lớn thường có nhiều quầy bán hoa tươi, cành lá, nến, vàng thếp, những chiếc dù, quạt nhỏ bằng giấy màu để dâng lên Đức Phật. Giày dép của khách thập phương phải bỏ bên ngoài mỗi khi bước chân vào đền, chùa.

Myanma cũng có rất nhiều thiền viện – là nơi ở của các nhà sư. Các Phật tử trong và ngoài nước thường tới thiền viện để tỏ lòng kính trọng và dâng đồ bố thí, cúng dường như thức ăn, tiền bạc, áo cà sa và vật dụng cho các sư. Phật tử có thể lưu lại cả tuần, cả tháng, cả năm trong thiền viện để học thiền, nghe thuyết pháp hay nghiên cứu Phật pháp. Nhiều nghi lễ tôn giáo, trong đó có lễ thụ giới và lễ dâng cà sa,… được tổ chức rất trang trọng tại các thiền viện. Một số khu vực trong thiền viện cấm phụ nữ không được lui tới. Vào các kỳ nghỉ hè hằng năm, học sinh từ 6 đến 16 tuổi cũng tạp trung ở đây làm ễ xuống tóc, đổi áo và dự một khóa tu khoảng 1 tháng để học các giới luật, nghe thuyết pháp và tu thiền.

Link Bộ Sách Trên Youtube: Bộ Phim Tài Liệu Ánh Đạo Vàng – Ký Sự Phật Giáo Myanmar

Link Kênh THERAVADA VN: https://www.youtube.com/c/THERAVADAVN

Tải ứng dụng Phật Giáo Theravada để xem thêm nhiều thông tin hữu ích: App Phật Giáo Theravada

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.