Bộ Vị Trí Iv – Mục Lục

Lời nói đầu

Đoạn

Trang 1 01- Nhị đề hữu cảnh
02- Nhị đề tâm

[1]
[40]

Trang 2 03- Nhị đề sở hữu tâm
04- Nhị đề tương ưng tâm

[79]
[116]

Trang 3 05- Nhị đề hòa tâm
06- Nhị đề sanh y tâm

[152]
[153]

Trang 4 07- Nhị đề câu hữu tâm
08- Nhị đề chuyển tùng tâm
09- Nhị đề hòa hợp sanh y tâm
10- Nhị đề hòa hợp sanh y câu hữu tâm
11- Nhị đề hòa hợp sanh y chuyển tùng tâm

[189]
[223]
[224]
[254]
[255]

Trang 5 12- Nhị đề nội phần

[256]

Trang 6 13- Nhị đề y sinh

[293]

Trang 7 14- Nhị đề do thủ

[340]

Trang 8 15- Nhị đề thủ
16- Nhị đề cảnh thủ
17- Nhị đề tương ưng thủ

[390]
[425]
[426]

Trang 9 18- Nhị đề thủ cảnh thủ
19- Nhị đề thủ tương ưng thủ
20- Nhị đề bất tương ưng thủ cảnh thủ
21- Nhị đề phiền não
22- Nhị đề cảnh phiền não

[460]
[464]
[477]
[479]
[510]

Trang 10 23- Nhị đề phiền toái
24- Nhị đề tương ưng phiền não
25- Nhị đề phiền não cảnh phiền não
26- Nhị đề phiền não phiền toái
27- Nhị đề phiền não tương ưng phiền não
28- Nhị đề bất tương ưng phiền não cảnh phiền não
29- Nhị đề kiến đạo

[511]
[540]
[541]
[546]
[560]
[561]
[562]

Trang 11 30- Nhị đề tiến đạo
31- Nhị đề hữu nhân kiến đạo ưng trừ
32- Nhị đề hữu nhân tiến đạo ưng trừ

[590]
[602]
[635]

Trang 12 33- Nhị đề hữu tầm
34- Nhị đề hữu tứ
35- Nhị đề hữu hỷ

[642]
[671]
[672]

Trang 13 36- Nhị đề câu hành hỷ
37- Nhị đề câu hành lạc
38- Nhị đề câu hành xả
39- Nhị đề dục giới

[692]
[693]
[703]
[722]

Trang 14 40- Nhị đề sắc giới
41- Nhị đề vô sắc giới
42- Nhị đề hệ thuộc

[751]
[782]
[812]

Trang 15 43- Nhị đề dẫn xuất
44- Nhị đề cố định
45- Nhị đề hữu thượng
46- Nhị đề hữu tranh

[813]
[840]
[853]
[854]

Trang 16 Trích cú từ điển

-ooOoo-

LỜI NÓI ÐẦU

Bộ Vị Trí (Paṭṭhāna) quyển IV lại tiếp tục được in ra, do ban Tu chỉnh tạng Vi Diệu Pháp thực hiện.

Bộ Vị Trí quyển IV này cũng trình bày tiếp theo các pháp nhị đề (dukamātikā) từ nhị đề hữu cảnh (sārammaṇaduka) cho đến Nhị đề hữu y (saraṇadu-ka) . Cả thảy là 46 đầu đề, và đó là hoàn tất pháp đầu đề nhị (dukamātikā).

Sự trình bày pháp duyên trong đây cũng giống như các đầu đề trong những quyển khác, tức là nói đến các khía cạnh như phần liên quan (paṭic-cavāro), phần duyên sở (paccayavāro), phần y chỉ (nissayavāro), phần tương ưng (sampayuttavāro), phần hòa hợp (saṃsaṭṭhavāro), và sau cùng là phần yếu tri (pañhāvāro).

Trong mỗi phần được luận phân theo 4 cách: Thuận tùng, đối lập v.v… Có thể, một người nghiên cứu đọc sẽ không hiểu gì cả, khi người ấy chưa nắm vững được toàn bộ chi pháp của các đầu đề (mātikā), ngược lại nếu đã hiểu biết chi pháp thì người ấy sẽ dễ dàng thông đạt khi đọc bộ luận Vị trí. Chi pháp của các đầu đề (mātikā) đã được trình bày trong bộ luận Pháp tụ (Dhammasaṅginī), bộ thứ nhất của tạng Vi Diệu Pháp.

Những chỗ tóm lược trong sách là những đoạn trùng lặp trong phần trước, hoặc các sự kiện không khó khăn. Học giả có thể suy nghĩ hiểu. Nguyên bản chánh tạng đã ghi tóm lược như vậy.

Xong quyển IV này chúng tôi sẽ cố gắng hoàn tất hai quyển cuối của bộ thứ bảy để hoàn thành trọn vẹn tạng Vi Diệu Pháp do đức Cố Hòa thượng Tịnh Sự đã phiên dịch.

Thật là diễm phúc cho chúng tôi khi lãnh sứ mạng tu chỉnh Tạng Vi Diệu Pháp này. Chúng tôi có cơ hội tạo nghiệp trí, có dịp đền đáp công ơn thầy tổ.

Trong công việc này, bên cạnh chúng tôi còn nhiều vị ân nhân đã trợ lực giúp đỡ, như Tỳ khưu Giác Chánh vị đã khuyến khích động viên, Bà Tín nữ Ðịnh Tri và các học viên của bà đã lo việc in ấn, cô Diệu Thủy đã đánh máy vi tính bản thảo … Tất cả những nguồn trợ lực ấy đã giúp chúng tôi tăng thêm sức mạnh để hoàn thành trách nhiệm. Xin chân thành cảm tạ và tri ân, nguyện do mãnh lực phước báu xin cho các vị hữu ân ấy luôn được an vui, trí tuệ tăng trưởng, sớm đắc được quả vị giải thoát y như ý nguyện .

Riêng chúng tôi xin nguyện cho được đắc đạo quả với tuệ phân tích trong tương lai.

TM Ban Tu chỉnh
Tỳ khưu Giác Giới
Chùa Siêu Lý, Vĩnh Long.

-ooOoo-

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.