Giáo Trình Pali 2 – Danh Từ Hợp Thể: Hợp Thể Tĩnh Từ & Hợp Thể Định Số
DANH TỪ HỢP THỂ (SAMĀSA)
(30)Khi hai hay nhiều danh từ phối hợp để lập thành một đơn vị văn phạm thì nó được gọi là hợp thể (samāsa).
Một số hợp thể danh từ có thành phần đầu là một bất biến từ. Một số khác lại được thành lập hoàn toàn bằng những bất biến từ. Có sáu loại hợp thể danh từ :
a– Kammadhāraya : hợp thể tĩnh từ (khi một tĩnh từ phối hợp với một danh từ. Ví dụ : Setahatthī (voi trắng).
b– Digu : Hợp thể định số (khi một số lượng phối hợp với một danh từ). Ví dụ : Pañcasīlaṃ (ngũ giới).
c– Tappurisa : Hợp thể tương thuộc (khi một danh từ phối hợp với một danh từ).
d– Dvanda : Hợp thể hội tụ (hai hay nhiều danh từ phối hợp với nhau)
e– Avyayībhāva : Hợp thể trạng từ (khi một bất biến từ trong đó gồm cả trạng từ phối hợp với một danh từ)
f– Bahubbīhi : Hợp thể liên từ, trong đó một đại danh liên kết được hiểu ngầm. Ví dụ : Jitāni + indriyāni : jitindriyo (người đã) hàng phục các căn. Hợp thể này có nghĩa khác hẳn với những danh từ lập nên nó.
(31)Biến cách của phần tử đầu hay những phần tử đầu trong một hợp thể phần nhiều bị hủy bỏ; chỉ trừ một vài trường hợp ngoại lệ.
HỢP THỂ TĨNH TỪ (KAMMADHĀRAYA)
(32)Hai phần tử của một hợp thể tĩnh từ phải thuộc cùng một biến cách trước khi hợp nhất. Ví dụ :
nīlaṃ + uppalaṃ : nīluppalaṃ (hoa súng xanh).
rattaṃ + vatthaṃ : rattavatthaṃ (mảnh vải đỏ).
seto + hatthī : setahatthī (voi trắng).
nīco + puriso : nīcapuriso (người lùn, người tầm thường).
puṇṇā + nadī : puṇṇanadī (con sông tràn nước).
dīgho + maggo : dīghamaggo (con đường dài).
(33)Thông thường, phần tử định tính trong một hợp thể được đặt ở trước, nhưng trong một số trường hợp, nó đứng sau cùng :
Buddhaghoso + ācariyo : Buddhaghosācariyo (Luận sư hay bậc thầy Buddhaghosa)
Sāriputto + thero : Sāriputtatthero (Trưởng lão Sāriputta).
Sumedho + paṇḍito : Sumedhapaṇḍito (Sumedha hiền triết).
Bimbisāro + rājā : Bimbisārarājā (vua Bình Sa)
Bốn ví dụ kể trên có thể được gọi là “danh từ đồng cách” theo các nhà văn phạm Anh.
(34)Nếu danh từ định tính trong một hợp thể ở vào cách thể tỷ giảo (so sánh), thì nó đứng sau cuối hợp thể :
ādicco viya buddho : Buddhādicco (Đức Phật như mặt trời).
cando viya mukho: mukhacando (mặt như mặt trăng).
sīho viyo muni : munisīho (bậc Mâu Ni như sư tử).
nāgo viya Buddho : Buddhanāgo (Đức Phật như tượng vương).
Những chữ nāga, sīha… được dùng để chỉ sự vĩ đại trác tuyệt.
(35)Trong hợp thể tĩnh từ, tĩnh từ mahanta trở thành mahā, nếu chữ mahā được tiếp theo bằng một phụ âm đôi khi trở thành maha:
mahanto + muni : mahāmuni (đại thánh).
mahantī + paṭhavī : mahāpaṭhavī (quả đất lớn).
mahantaṃ + bhayaṃ : mahabbhayaṃ (nỗi sợ hãi lớn).
(36)Khi hai thành phần của một hợp thể tĩnh từ thuộc nữ tánh, thì thành phần trước có hình thức nam tánh, nếu danh từ ấy được lập từ một ngữ căn nam tánh :
khattiyā + kumārī : khattiyakumārī (thiếu nữ dòng Sát Đế Lợi).
Brāhmaṇī + kaññā : Brāhmaṇakaññā (con gái Bà la môn).
Nāgī + māṇavikā : Nāgamāṇavikā (thiếu nữ thuộc dòng dõi Nāga, long nữ).
dutiyā + panti : dutiyapanti (hàng thứ hai, cấp hai).
Chú ý : khi thành phần nữ tánh đứng trước là một danh từ riêng, thì nó không mang hình thức nam tánh, ví dụ :
Nandāpokkharaṇī (ao Nandā).
Nandādevī (Hoàng hậu Nandā).
(37)Khi phân từ na (không), được phối hợp với một danh từ khác, nó được thay bằng a khi đứng trước một phụ âm, và bằng an khi đứng trước một nguyên âm. (Tuy nhiên trường hợp này không thuộc vào loại hợp thể thứ năm mặc dù nó cũng có một thành phần là bất biến từ).
na + manusso : amanusso (không phải người, phi nhân).
na + samaṇo : assamaṇo (không phải một tu sĩ).
na + ariyo : anariyo (hèn hạ; thấp; phi thánh).
na + iṭṭho : aniṭṭho (không dễ chịu).
na + kusalaṃ : akusalaṃ (tội lỗi, bất thiện).
HỢP THỂ ĐỊNH SỐ
(38)Khi một con số và một danh từ được phối hợp thì gọi là hợp thể định số (digu). Con số phải là thành phần đứng trước.
Những con số vì là một loại hình dung từ (tĩnh từ), hợp thể này có thể kể vào loại hợp thể tĩnh từ (kammadhāraya). Nhưng ở đây nó được tách riêng và gọi một tên khác để tiện cho người học.
Có hai loại định số hợp thể :
a – Samāhāra : cộng đồng hợp thể (chỉ một toàn thể, có hình thức trung tánh số ít).
b – Asamāhāra : cá biệt thợp thể (không chỉ cả toàn thể, nhưng có hình thức số nhiều). Ở đây, những sự vật mà thành phần cuối của hợp thể chỉ định, được kể như từng cá thể.
1 – Cộng đồng hợp thể Samāhāra
dve + aṅguliyo : dvaṇgulaṃ (hai ngón tay)
tayo + lokā : tilokaṃ (ba cõi, tam giới)
catasso + disā : catuddisaṃ (bốn phương)
pañca +sīlāni : pañcasīlaṃ (năm giới)
satta + ahāni : sattāhaṃ (một tuần)
sataṃ + yojanāni : satayojanaṃ (một trăm dặm, một trăm do tuần)
2 – Cá biệt hợp thể Asamāhāra
tayo + bhavā : tibhavā (ba cõi hữu).
pañca + indriyāni : pañcindriyāni (5 giác quan, 5 quyền, ngũ căn).
BÀI TẬP 7
DỊCH RA TIẾNG VIỆT GIẢI THÍCH NHỮNG THỂ DANH TỪ1/ Buddhādicce anudite candasuriyasatāni pi mokkhamaggaṃ pakāsetuṃ na sakkonti. 2/ Mahāpurise mahābodhiṃ upasaṅkamante mahāpaṭhavī mahāravaṃ rāvamānā kampi. 3/ Dhammāsokamahārājā anekasahasse assamaṇe nīharitvā Buddhasāsanaṃ nimmalaṃ akāsi. 4/ Buddhanāgo Anāthapiṇḍikamahāseṭṭhinā kārite Jetavanamahāvihāre ekūnavīsativassāni vasi. 5/ Sāriputtatthero samāpattisukhena Pipphaliguhāyaṃ sattāhaṃ vītināmesi. 6/ Buddhaghosācariyo Jambudīpato sīhaḷadīpaṃ āgantvā Anurādhapure Mahāvihāre vasanto tipiṭakapāḷiyā aṭṭhakathāyo Māgadhabhāsāya likhi. 7/ Vaṭṭagāmaṇī–abhayamahārañño kāle bahavo mahātherā Mātulajanapade ālokaguhāyaṃ sannipatitvā Buddhavacanaṃ tālapaṇṇesu likhiṃsu. 8/ Titthiyā rattacandanehi maṇḍapaṃ kārāpetvā taṃ nīluppalehi chādāpetvā mahājanassa pāṭihāriyaṃ dassessāmā ti tattha aṭṭhaṃsu. 9/ Mahāmoggallānatthero attano iddhibalena sakkassa devarañño Vejayantapāsādaṃ kampesi. 10/ Devadattatthero Rājagahanagare Ajātasattukumāraṃ pasādetvā mahālābhaṃ uppādesi. 11/ Siddhatthakumāro Uruvelājanapade Nerañjarānadītīre Assattharukkhassa mūle nisīditvā Vesākhapuṇṇamiyā pacchimayāme abhisambodhiṃ pāpuṇi. 12/ Kisāgotamīnāma khattiyakaññā nagaraṃ padakkhiṇaṃ karontassa mahāsattassa rūpasiriṃ disvā ekaṃ gāthaṃ āha. |
|
NGỮ VỰNG | |
|
|
DỊCH RA PĀLI LÀM THÀNH DANH TỪ HỢP THỂ CHỖ NÀO ĐÁNG
|
|
NGỮ VỰNG | |
|
|
|
|