Giáo Trình Pali – Cú Pháp, Thứ Tự Câu & Bài Tập Số 24
CÚ PHÁP
(63)Cú pháp là phần văn phạm bàn về thứ tự của những chữ trong một câu và về những tương quan giữa chúng với nhau trong cấu tạo câu đó.
Trong một câu có thể chứa một số chữ nào đó, nhưng người ta không thể tạo thành một câu mà không có động từ.
Ngay đến một câu ngắn nhất cũng phải có 2 phần: chủ từ (kattā) và thuật từ (kriyā). (Người ta có thể nói “đi” không có chủ từ nào nhưng ở đây có chủ từ ngầm.)
Puriso sayati (người đàn ông ngủ) là một câu đầy đủ. Ở đây, puriso là chủ từ, và sayati là thuật từ.
Câu trên không có túc từ vì động từ không cần túc từ nhưng tha động từ luôn luôn cần có túc từ. Bởi thế, một câu thành lập với tha động từ gồm có 3 phần:
Kattā (chủ từ)
Kammaṃ (túc từ)
Kriyā (thuật từ)
Ví dụ: Puriso rukkhaṃ chindati (người đàn ông chặt cây).
Chủ từ: puriso
Túc từ: rukkhaṃ
Thuật từ: chindati
THỨ TỰ CỦA CÂU
(64)Trong câu “puriso rukkhaṃ chindati”, chủ từ đứng trước, kế đến là túc từ và cuối cùng là thuật từ.
Nhưng ở đây không có một luật nhất định về thứ tự những chữ trong câu văn Pāḷi. Câu trên có 4 cách viết:
Puriso rukkhaṃ chindati
Rukkhaṃ puriso chindati
Chindati puriso rukkhaṃ
Puriso chindati rukkhaṃ
Bất cứ cách viết nào ý nghĩa cũng giống nhau; và tìm chủ từ, túc từ không khó. Chúng luôn luôn có biến thể khác nhau.
HOÀ HỢP
(65)
Thuật từ phải hoà hợp với chủ từ về số và ngôi.
Tính từ (gồm phân từ) phải hoà hợp với danh từ về tánh, số, và cách.
Ví dụ: Balavā puriso sayantaṃ goṇaṃ bandhati.
Quan hệ đại danh từ phải hợp với từ thay thế (danh từ hay đại danh từ đi trước) về tánh, số, và ngôi.
Ví dụ:
Ye puññaṃ karonti te saga nibbattanti.
Ye magge gacchati tassa pitā hīyo mari
BÀI TẬP 24
A – Tìm ra chủ từ, túc từ và thuật từ trong những câu sau:
|
B – Điền vào chỗ trống dưới đây chủ từ, túc từ và thuật từ (nếu cần):
|