Phân Tích Đạo I – Paṭisambhidāmaggo – Giảng Về Trí: Tụng Phẩm Thứ Nhì

I. GIẢNG VỀ TRÍ

Tụng phẩm thứ nhì. 

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết toàn diện,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?

Một pháp cần được biết toàn diện là: Xúc hữu lậu đưa đến thủ.

Hai pháp cần được biết toàn diện là: Danh và sắc.

Ba pháp cần được biết toàn diện là: Ba thọ.[23]

Bốn pháp cần được biết toàn diện là: Bốn loại vật thực.[24]

Năm pháp cần được biết toàn diện là: Năm thủ uẩn.[25]

Sáu pháp cần được biết toàn diện là: Sáu nội xứ.[26]

Bảy pháp cần được biết toàn diện là: Bảy trụ xứ của thức.[27]

Tám pháp cần được biết toàn diện là: Tám pháp thế gian.[28]

Chín pháp cần được biết toàn diện là: Chín trú xứ của chúng sinh.[29]

Mười pháp cần được biết toàn diện là: Mười xứ.[30]

(2)

Này các tỳ khưu, tất cả cần được biết toàn diện. Và này các tỳ khưu, điều gì là tất cả cần được biết toàn diện?

Này các tỳ khưu, mắt cần được biết toàn diện, các sắc cần được biết toàn diện, nhãn thức …, nhãn xúc …, cảm thọ nào được sanh lên do duyên nhãn xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được biết toàn diện.

Tai cần được biết toàn diện, các thinh cần được biết toàn diện, … (như trên) … Mũi cần được biết toàn diện, các khí cần được biết toàn diện. … (như trên) … Lưỡi cần được biết toàn diện, các vị cần được biết toàn diện. … (như trên) … Thân cần được biết toàn diện, các xúc cần được biết toàn diện. … (như trên) … Ý cần được biết toàn diện, các pháp cần được biết toàn diện, ý thức …, ý xúc …, cảm thọ nào được sanh lên do duyên ý xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được biết toàn diện.

Sắc cần được biết toàn diện, thọ …, tưởng …, các hành …, thức …, mắt …, lão tử …, Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc cần được biết toàn diện. …(như trên)…  

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu  những pháp nào, thì những pháp ấy là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, những pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự thoát ly, sự thoát ly là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự không sân độc, sự không sân độc là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

‘Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự nghĩ tưởng về ánh sáng, sự nghĩ tưởng về ánh sáng là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự không tản mạn, sự không tản mạn là được thành tựu …(như trên)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự xác định pháp, sự xác định pháp là được thành tựu …(như trên)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu trí, trí là được thành tựu …(như trên)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự hân hoan, sự hân hoan là được thành tựu …(như trên)…  

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sơ thiền, sơ thiền là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu nhị thiền, … tam thiền, … tứ thiền, tứ thiền là được thành tựu …(nt)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt không vô biên xứ, sự chứng đạt không vô biên xứ là được thành tựu …(như trên)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt thức vô biên xứ, sự chứng đạt thức vô biên xứ là được thành tựu …(nt)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt vô sở hữu xứ, sự chứng đạt vô sở hữu xứ là được thành tựu …(nt)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ, sự chứng đạt phi tưởng phi phi tưởng xứ là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về vô thường, sự quán xét về vô thường là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy …(nt)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về khổ não, quán xét về khổ não là được thành tựu …(nt)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về vô ngã, quán xét về vô ngã là được thành tựu …(nt)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về nhàm chán, sự quán xét về nhàm chán là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về ly tham ái, sự quán xét về ly tham ái là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về diệt tận, sự quán xét về diệt tận là được …(nt)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về từ bỏ, sự quán xét về từ bỏ là được thành tựu …(nt)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về đoạn tận, sự quán xét về đoạn tận là được …(nt)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về biến hoại, sự quán xét về biến hoại là được thành tựu …(nt)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về chuyển biến, sự quán xét về chuyển biến là được thành tựu …(nt)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về vô tướng, sự quán xét về vô tướng là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về vô nguyện, sự quán xét về vô nguyện là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về không tánh, sự quán xét về không tánh là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ, sự minh sát các pháp bằng thắng tuệ là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự biết và thấy đúng theo thực thể, sự biết và thấy đúng theo thực thể là được thành tựu …(nt)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về tai hại, sự quán xét về tai hại là được thành tựu …(nt)…

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về phân biệt rõ, sự quán xét về phân biệt rõ là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.  

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu sự quán xét về ly khai, sự quán xét về ly khai là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhập Lưu, Đạo Nhập Lưu là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu Đạo Nhất Lai, Đạo Nhất Lai là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu Đạo Bất Lai, Đạo Bất Lai là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu Đạo A-la-hán, Đạo A-la-hán là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành.

Đối với (hành giả) đang tinh cần nhằm mục đích thành tựu  những pháp nào, thì những pháp ấy là được thành tựu (cho vị ấy). Như vậy, những pháp ấy chẳng những được biết toàn diện mà còn được hoàn thành. Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được biết toàn diện,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”

Phần giải thích về ‘Cần được biết toàn diện.’

(3)

Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được dứt bỏ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe là (có ý nghĩa) thế nào?

Một pháp cần được dứt bỏ là: Ngã mạn.

Hai pháp cần được dứt bỏ là: Vô minh và hữu ái.

Ba pháp cần được dứt bỏ là: Ba ái.

Bốn pháp cần được dứt bỏ là: Bốn pháp cuốn trôi.[31]

Năm pháp cần được dứt bỏ là: Năm pháp ngăn che.[32]

Sáu pháp cần được dứt bỏ là: Sáu nhóm ái.[33]

Bảy pháp cần được dứt bỏ là: Bảy pháp ngủ ngầm.[34]

Tám pháp cần được dứt bỏ là: Tám tính chất sai trái.[35]

Chín pháp cần được dứt bỏ là: Chín pháp có nguồn cội là ái.[36]

Mười pháp cần được dứt bỏ là: Mười tính chất sai trái.[37]

Hai sự dứt bỏ: Sự dứt bỏ do đoạn trừ và sự dứt bỏ do tĩnh lặng. Sự dứt bỏ do đoạn trừ là đối với (hành giả) đang tu tập Đạo đưa đến sự đoạn tận là (Đạo) tối thượng ở đời, và sự dứt bỏ do tĩnh lặng là ở vào sát-na Quả.

Ba sự dứt bỏ: Đối với các dục sự xuất ly này tức là sự thoát ly, đối với các sắc sự xuất ly này tức là trạng thái vô sắc, hơn thế nữa bất cứ hiện hữu nào là pháp hữu vi và tùy thuận sanh khởi, sự diệt tận là sự xuất ly khỏi điều ấy. Đối với (hành giả) đã thành tựu sự thoát ly, các dục không những đã được dứt bỏ mà còn đã được buông bỏ. Đối với (hành giả) đã thành tựu trạng thái vô sắc, các sắc không những đã được dứt bỏ mà còn đã được buông bỏ. Đối với (hành giả) đã thành tựu sự diệt tận, các hành không những đã được dứt bỏ mà còn đã được buông bỏ.

Bốn sự dứt bỏ: Trong khi thấu triệt chân lý về Khổ với sự thấu triệt của biết toàn diện, (hành giả) dứt bỏ; trong khi thấu triệt chân lý về nhân sanh (Khổ) với sự thấu triệt của dứt bỏ, (hành giả) dứt bỏ; trong khi thấu triệt chân lý về sự diệt tận (Khổ) với sự thấu triệt của tác chứng, (hành giả) dứt bỏ; trong khi thấu triệt chân lý về Đạo với sự thấu triệt của tu tập, (hành giả) dứt bỏ.

Năm sự dứt bỏ: Sự dứt bỏ do áp chế, sự dứt bỏ do thay thế, sự dứt bỏ do đoạn trừ, sự dứt bỏ do tĩnh lặng, sự dứt bỏ do xuất ly. Sự dứt bỏ do áp chế đối với các pháp ngăn che của (hành giả) đang tu tập sơ thiền, sự dứt bỏ do thay thế đối với các khuynh hướng tà kiến của (hành giả) đang tu tập định đưa đến sự thấu triệt, sự dứt bỏ do đoạn trừ của (hành giả) đang tu tập Đạo tối thượng ở đời đưa đến sự đoạn tận, sự dứt bỏ do tĩnh lặng là ở vào sát-na Quả, và sự dứt bỏ do xuất ly là sự diệt tận, Niết Bàn.

(4)

Này các tỳ khưu, tất cả cần được dứt bỏ. Và này các tỳ khưu, điều gì là tất cả cần được dứt bỏ?

Này các tỳ khưu, mắt cần được dứt bỏ, các sắc cần được dứt bỏ, nhãn thức cần được dứt bỏ, nhãn xúc cần được dứt bỏ, cảm thọ nào được sanh lên do duyên nhãn xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được dứt bỏ.

Tai cần được dứt bỏ, các thinh cần được dứt bỏ, … (như trên) … Mũi cần được dứt bỏ, các khí cần được dứt bỏ. … (như trên) … Lưỡi cần được dứt bỏ, các vị cần được dứt bỏ. … (như trên) … Thân cần được dứt bỏ, các xúc cần được dứt bỏ. … (như trên) … Ý cần được dứt bỏ, các pháp cần được dứt bỏ, ý thức cần được dứt bỏ, ý xúc cần được dứt bỏ, cảm thọ nào được sanh lên do duyên ý xúc dầu là lạc, hoặc là khổ, hoặc là không khổ không lạc, cảm thọ ấy cũng cần được dứt bỏ.

Trong khi nhận thấy sắc, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy thọ, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy tưởng, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy các hành, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy thức, (hành giả) dứt bỏ. Trong khi nhận thấy mắt, …(như trên)… lão tử, …(như trên)… Niết Bàn liên quan đến bất tử theo ý nghĩa kết thúc, (hành giả) dứt bỏ.

Các pháp nào là đã được dứt bỏ, các pháp ấy là đã được buông bỏ. Điều ấy, theo ý nghĩa đã được biết (thì gọi) là trí, theo ý nghĩa nhận biết (thì gọi) là tuệ. Vì thế, được nói rằng: “Sự nhận định ở tai là ‘Các pháp này cần được dứt bỏ,’ tuệ do sự nhận biết điều ấy là trí về yếu tố tạo thành điều đã được nghe.”

Phần giải thích về ‘Cần được dứt bỏ.’

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Phân Tích Đạo I” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda