Tiểu Phẩm I – Chương Tích Luỹ Tội: Tám Trường Hợp Có Hạn Lượng
Tiểu Phẩm I
Chương Tích Luỹ Tội
Tám trường hợp có hạn lượng
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa có hạn lượng, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa không hạn lượng, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa cùng một tội danh, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa khác tội danh, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa cùng nhóm phân loại, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa khác nhóm phân loại, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa riêng biệt, không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu phạm nhiều tội saṅghādisesa có liên quan,[2]không che giấu, rồi hoàn tục. ―(như trên)―
[Nên được giải thích chi tiết như phần dưới]
Dứt tám trường hợp có hạn lượng, v.v…
–ooOoo–
Mười một trường hợp về hai vị tỳ khưu
Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Hai vị có quan điểm là tội saṅghādisesa trên cơ sở tội saṅghādisesa. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.
Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Hai vị có nghi ngờ là tội saṅghādisesa. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tộidukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.
Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Hai vị có quan điểm là tội lẫn lộn trên cơ sở tộisaṅghādisesa. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.
Hai vị tỳ khưu phạm tội lẫn lộn. Hai vị có quan điểm là tội saṅghādisesa trên cơ sở tội lẫn lộn. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.
Hai vị tỳ khưu phạm tội lẫn lộn. Hai vị có quan điểm là tội lẫn lộn trên cơ sở tội lẫn lộn. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tộidukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.
Hai vị tỳ khưu phạm tội nhẹ.[3] Hai vị có quan điểm là saṅghādisesa trên cơ sở tội nhẹ. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa. Cả hai vị nên được hành xử theo Pháp.
Hai vị tỳ khưu phạm tội nhẹ. Hai vị có quan điểm là tội nhẹ trên cơ sở tội nhẹ. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa. Cả hai vị nên được hành xử theo Pháp.
Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Hai vị có quan điểm là tội saṅghādisesa trên cơ sở tội saṅghādisesa. Một vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ khai báo;’ vị kia (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ không khai báo.’ Vị ấy giấu giếm ở canh thứ nhất, giấu giếm ở canh thứ nhì, giấu giếm ở canh thứ ba, khi hừng đông đã ló dạng thì tội đã được giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.
Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Hai vị có quan điểm là tội saṅghādisesa trên cơ sở tội saṅghādisesa. Hai vị ra đi (nghĩ rằng): ‘Chúng ta sẽ khai báo.’ Trên đường đi, pháp giả dối sanh khởi ở một vị (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ không khai báo.’ Vị ấy giấu giếm ở canh thứ nhất, giấu giếm ở canh thứ nhì, giấu giếm ở canh thứ ba, khi hừng đông đã ló dạng thì tội đã được giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.
Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Hai vị có quan điểm là tội saṅghādisesa trên cơ sở tội saṅghādisesa. Hai vị bị điên. Về sau, khi hai vị hết bị điên, một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến cả hai vị.
Hai vị tỳ khưu phạm tội saṅghādisesa. Khi giới bổn Pātimokkha đang được đọc tụng, hai vị phát biểu như vầy: – ‘Cho đến hôm nay chúng tôi mới biết được rằng: Nghe nói pháp này cũng được truyền lại trong giới bổn, được chứa đựng trong giới bổn và được đưa ra đọc tụng vào mỗi nửa tháng.’ Hai vị có quan điểm là tội saṅghādisesa trên cơ sở tội saṅghādisesa. Một vị giấu giếm, một vị không giấu giếm. Vị nào giấu giếm, nên khuyên vị ấy trình báo tội dukkaṭa và nên ban cho hình phạt parivāsa theo như đã được che giấu đến vị ấy. Hình phạtmānatta nên được ban cho đến cả hai vị.”
Dứt mười một trường hợp về hai vị tỳ khưu.
–ooOoo–
[2] Trong số mười ba tội saṅghādisesa, các tội 1, 5, 12, 13 là vavatthitā (riêng biệt), các nhóm tội (2, 3, 4), (6, 7, 8), (9, 10, 11) là sambhinnā (có liên quan). Về hai từ sabhāgā (cùng nhóm phân loại) và visabhāgā(khác nhóm phân loại) chỉ khác cách nói còn ý nghĩa thì tương tự (VinA. vi, 1191).
[3] Chú Giải giải thích rằng sau tội saṅghādisesa là nhóm các tội nhẹ (VinA. vi, 1191).