Bộ Vị Trí Ii – Mục Lục

Lời giới thiệu
Lời nói đầu
[01] VỊ TRÍ PHẦN THUẬN TÙNG
TAM ÐỀ TẦM
Phần liên quan [1]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần trợ duyên
Thuận tùng
Ðối lập
Phần hòa hợp
Thuận tùng
Ðối lập
[02] Phần yếu tri [118]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
[03] TAM ÐỀ HỶPhần liên quan [465]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
[04] TAM ÐỀ KIẾN ÐẠOPhần liên quan [577]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần câu sanh
Phần duyên
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần hòa hợp
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần tương ưng
Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
[05] TAM ÐỀ HỮU NHÂN KIẾN ÐẠO ƯNG TRỪPhần liên quan [767]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần duyên sở
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần hòa hợp
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
[06] TAM ÐỀ NHÂN TÍCH TẬPPhần liên quan [1016]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần duyên sở
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần hòa hợp
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
[07] TAM ÐỀ HỮU HỌCPhần liên quan [1173]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần duyên
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần hòa hợp
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
[08] TAM ÐỀ HY THIỂUPhần liên quan [1321]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần duyên
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần hòa hợp
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
[09] TAM ÐỀ CẢNH HY THIỂUPhần liên quan [1541]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng

TAM ÐỀ TI HẠ

Phần liên quan [1627]
Thuận tùng

TAM ÐỀ TÀ TÁNH

Phần liên quan [1632]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần duyên sở
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần hòa hợp
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng

[10] TAM ÐỀ ÐẠO THÀNH CẢNHPhần liên quan [1768]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng

TAM ÐỀ DĨ SANH

Phần yếu tri [1888]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng

TAM ÐỀ QUÁ KHỨ

Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng

TAM ÐỀ CẢNH QUÁ KHỨ

Phần liên quan [1917]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng

[11] TAM ÐỀ NỘI PHẦNPhần liên quan [2033]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần duyên sở
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng

TAM ÐỀ HỮU CẢNH NỘI PHẦN

Phần liên quan [2127]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng

TAM ÐỀ HỮU KIẾN HỮU ÐỐI

Phần liên quan [2175]
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng
Phần yếu tri
Thuận tùng
Ðối lập
Thuận tùng đối lập
Ðối lập thuận tùng

[12] TRÍCH CÚ TỪ ÐIỂN PĀLI-VIỆT

-ooOoo-

LỜI GIỚI THIỆU

Bộ Paṭṭhāna hay Vị Trí là bộ thứ 7 của Tạng Abhidhamma; còn được gọi là Mahāpaṭṭhāna hay Ðại xứ luận; cũng gọi là Phát Thú hay Phát Trí, giống như Hi Mã Lạp Sơn là nóc nhà của thế giới vậy.

Ðại Trưởng lão Santakicco Mahāthero (Hòa thượng Tịnh Sự) đã dịch và giảng dạy ở Việt Nam được nhiều đệ tử tiếp thâu và truyền bá cũng như Thầy của Ngài là Ðại Trưởng lão Saddhammajotika (người Miến Ðiện) đã dịch giải và giảng dạy ở Thái Lan được phát huy cho đến ngày nay.

Trước đây chúng tôi cũng có lời hứa là sẽ ấn hành bộ Paṭṭhāna nhưng mãi đến bây giờ mới có cơ hội thực hiện hoài bão xưa. Chúng tôi không cần biết Tạng Abhidhamma nói chung, bộ Paṭṭhāna nói riêng có phải do Ðức Phật thuyết hay không, nhưng chắc chắn giáo lý trong tạng Abhidhamma tuyệt đối trung thành với Phật ngôn trong kinh tạng, không hề có điểm nào chống trái Phật ngôn.

Nếu tạng Abhidhamma do các đại đệ tử Ðức Phật chế tác thì chỉ chế tác những công thức lập thành cho có hệ thống hoàn hảo về mặt giáo lý cũng như các tập văn phạm Pāli được các Giáo Thọ Sư biên soạn hoàn hảo về mặt văn tự. Ðối với Abhidhamma thì những gì hiện tượng là hiện tượng, những gì phi hiện tượng là phi hiện tượng; như Ngài Harivarmam đã nói (có tánh cách như một trọng tài): chớ quá phá hữu mà đọa vô như các nhà Bát nhã Không luận và cũng đừng quá phá vô mà đọa hữu như các nhà Duy thức luận; hãy như hổ mẹ tha con, chỉ ngậm vừa chừng, nếu ngậm mạnh quá thì hổ con bị thương; còn ngậm nhẹ quá thì hổ con bị rớt. Ðấy mới thực là Trung quán của Phật giáo.

Những ai nghiên cứu về Phật giáo mà không biết đến Tam tạng Pāli thì chưa được gọi là đã biết về Phật giáo; có nghiên cứu kinh điển Pāli mà không biết đến Abhidhamma cũng chưa phải là nắm bắt được cốt lõi của Phật giáo; dù có học đọc tài liệu Abhidhamma mà chưa biết đến bộ Paṭṭhāna thì cũng chưa gọi là thật biết về Abhidhamma. Bởi Paṭṭhāna là tinh hoa của Abhidhamma, cũng như Abhidhamma là tinh hoa của Tam tạng Pāli, và Tam tạng Pāli là tinh hoa của Phật giáo.

Có lãnh hội được phần duyên sinh và duyên hệ của bộ Paṭṭhāna mới biết lý “Chơn không diệu hữu”: Do duyên giả hợp nên gọi là Có; Có do duyên giả hợp nên gọi là Không. Thế giới hiện tượng chỉ có 3 thành phần: người (puggala), cõi (bhūmi), và nghiệp (kamma). Người ở đây là chúng hữu tình (satta) gồm có 2 thành phần là Danh và Sắc (thân và tâm), và Danh và Sắc ở đây chỉ là 2 nguồn hiện tượng nối nhau sanh diệt (tương tục sinh). Nói đến Danh-Sắc theo lý duyên hệ của Paṭṭhāna có 6 loại: danh trợ danh có 6 cách, danh trợ sắc có 1 cách, sắc trợ danh có 1 cách, khái niệm (paññatti) và danh sắc trợ cho danh có 1 cách, danh sắc trợ danh sắc có 9 cách. Nhờ hiểu được lý duyên sinh và duyên hệ, các bậc trí tuệ phân biệt rõ cái gì thuộc hữu vi là hữu vi; cái gì là vô vi là vô vi, không bị cái tật “nhứt dĩ quán chi” ngộ nhận “Níp Bàn không khác gì sanh tử, phiền não tức Bồ Ðề”. Những từ ngữ như “uẩn, xứ, giới, đế, hay pháp thiện, pháp bất thiện v.v..”. là những thuật ngữ chuyên môn, dĩ nhiên là khái niệm, là ngón tay … Cái gì là “ngã vô, pháp hữu”?! Là người học Phật ai chẳng biết câu Phật ngôn: “Giáo pháp như chiếc bè, mượn để vượt qua sông, chứ không phải để nắm giữ, vì pháp còn bỏ huống là phi pháp”. Bộ Paṭṭhāna có khả năng “chuyển mê khai ngộ” cho những ai hữu duyên, nên tôi xin trân trọng giới thiệu.

Tỳ kheo Giác Chánh
Trưởng ban Văn hóa Phật giáo Tỉnh hội Ðồng Nai.

-ooOoo-

LỜI NÓI ÐẦU

Vi Diệu Pháp Tạng, Bộ Vị Trí (Paṭṭhāna) gồm có 6 quyển, đây là quyển thứ hai.

Quyển 2 của Bộ Vị Trí đã được Ðại lão Hòa thượng Tịnh Sự phiên dịch vào đầu năm 1976, từ bản Thái ngữ.

Năm nay 1999, chúng tôi đã tu chỉnh quyển Vị Trí phần 2 này đối chiếu với bản Pāli, tiếp tục in ấn để kịp vào dịp lễ húy nhật lần thứ 16 của cố Hòa thượng dịch giả, Ân sư của chúng tôi.

Nội dung bộ Vị Trí phần 2 này trình bày cũng còn trong Vị Trí tam đề thuận tùng (anulomatikapaṭ-ṭhāna), phân tích 17 đầu đề tam (tikamātikā) còn lại, từ Tam đề Tầm (vitakkattika) đến hết, là Tam đề Hữu kiến Hữu đối (sanidassanasappaṭighattika). Như vậy hai quyển đầu của bộ Vị Trí đã trình bày trọn vẹn 22 Ðầu Ðề Tam (Bāvisatitikamātikā).Nhưng đây chỉ mới là phần tam đề thuận tùng (anulomatika).

Chúng tôi sẽ cố gắng để hoàn thành việc tu chỉnh các quyển còn lại của Bộ Vị Trí, cho trọn vẹn Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhammapiṭaka) do cố Hòa thượng Ân sư đã phiên dịch. Mong rằng hoàn cảnh sẽ được thuận lợi, cả về vật chất lẫn tinh thần.

Cũng như các bộ sách trước, Bộ Vị Trí quyển 2 này được thành tựu do nhờ sự động viên của Thựợng tọa Thích Giác Chánh, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo Tỉnh hội Tỉnh Ðồng Nai; đồng thời nhờ sự hỗ trợ tài chánh làm kinh phí in ấn của Bà Ðịnh Tri (tức Bà Bảy Vĩnh Phúc) và một số thân hữu của Bà; chúng tôi cũng không thể không nhắc đến công sức đóng góp của các viên thư ký đã giúp đỡ, Tín nữ Ngọc Thủy (Thư ký kỹ thuật vi tính bản thảo), các Tín nữ Ngọc Phượng, Thanh Nhàn, Thiện nam Minh Tánh (Thư ký biên tập bản thảo); cùng một số Chư tăng và Phật tử khác đã khích lệ tinh thần chúng tôi.

Xin chân thành tri ân đối với quí vị hữu ân đó. Nguyện thành tựu phúc lành và trí tuệ đến các vị ấy.

Nguyện cho bản thân chúng tôi cũng được trí tuệ tiến hóa, trong tương lai đoạn tận phiền não, đắc chứng lục thông và Tứ tuệ phân tích.

Nguyện chia phước đến Chư Thiên hộ pháp, chia phước đến chúng sanh mọi loài được thạnh lợi an vui.

Mùa an cư, PL 2543
TM Ban Tu chỉnh
Tỷ khưu Giác Giới

-ooOoo-

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.