Giáo Trình Pali 3. Chương Iii. Động Từ Có Gốc Là Danh Từ

CHƯƠNG II: ĐỘNG TỪ CÓ GỐC LÀ DANH TỪ

Những động từ này được hình thành từ những danh từ bằng cách thêm những tiếp vĩ ngữ āya và īya.

ĀYA

pabbata + āya + ti: pabbatāyati: làm như núi, kiên cố

macchara + āya + ti: maccharāyati: trở nên, xen lẫn

dolā + āya + ti: dolāyati: làm như cái lọng, đong đưa

mettā +āya + ti: mettāyati: trải tâm từ

karuṇā+ āya + ti: karuṇāyati: trãi bi tâm

dhūma + āya + ti: dhūmāyati: nhả khói hiện ra như khói

timira + āya + ti: timirāyati: trông như bóng tối, trở nên tối.

saṃ + dhūpa + āya + ti: sandhūpāyati: nhả khói

dhūrāyitattaṃ (sự làm mờ, xóa nhòa) và timirāyitattaṃ (bóng tối) là hai danh từ được hình thành từ những gốc này; có vài danh từ khác có thể được thành lập.

ĪYA

putta + īya + ti: puttīyati: đối xử (người ngoài) như con ruột.

patta + īya + ti: pattiyati: thích có một cái bát

taṇhā + īya + ti: taṇhīyati: khát khao

aṭṭa + īya + ti: aṭṭīyati: trở nên buồn rầu

hiri + īya + ti: hirīyati: trở nên hổ thẹn

dukkha + īya + ti: dukkhīyati: trở nên khổ sở

sukha + īya + ti: sukhīyati: trở nên sung sướng.

aṭṭīyanā, hirīyanā. …. là những danh từ được hình thành từ những động từ cơ bản này.

harāyati và harāyanā dường như là những biến thái của hirīyati và hirīyanā. nhưng harāyati có nghĩa: “trở nên buồn bã”

Động từ diễn tả thành âm

Đây là những động từ được hình thành từ những ngữ căn bắt chước những âm thanh tự nhiên, như hum.

Tiếp vĩ ngữ được dùng để lập những động từ này là āya:

taṭa + taṭa + āya + ti: taṭataṭāyati: kêu tách tách

ciṭi + ciṭi + āya + ti: ciṭiciṭāyati: kêu chít chít

cic + cit + āya + ti: cicciṭāyati: kêu chít chít

gaḷa + gaḷa + āya + ti: gaḷagaḷāyati: kêu rào rào

Động từ chỉ ước muốn

Chúng diễn tả những ước muốn được làm, được là … cái được diễn đạt trong ngữ căn.

Động từ tướng của những động từ này là sa, cha, kha. Âm đầu của động từ căn được gấp đôi trước những động từ tướng này.

Khi gấp đôi thì:

  1. Một âm gió được gấp đôi với một âm không gió tương đương: bhuja trở thành bubhuja.
  2. Một âm họng được gấp đôi với âm lưỡi tương đương: ghasa trở thành jaghasa.
  3. chữ h ở đầu được gấp đôi với j: hā thành jahā.
  4. Một nguyên âm dài trong một âm gấp đôi trở thành ngắn, như trong chữ jahā ở trên.

Tiếp vĩ ngữ “Sa”

  1. Su (nghe) + sa thành susu + sa khi được gấp đôi.

su + su + sa + ti thành sussūsati khi chữ s thứ hai được gấp đôi và u dài ra. Sussūsati (muốn nghe).

  1. Ji (chinh phục) trước sa đổi thành jin; nó trở thành jijin khi phần đầu được gấp đôi; lại thành jigiṃ khi j đổi ra g. 

jigiṃ + sa + ti: jigiṃsati: muốn thắng, muốn chinh phục

  1. Pā (uống) đổi thành pivā (Pipā)

pivā + sa + ti: piyāsati: muốn uống

mana (nghĩ) trước sa đổi ra  vīmaṃ (qua mīmaṃ)

vi + maṃ + sa +ti: vīmaṃsati: tra tầm

Tiếp vĩ ngữ “cha” (= t + Sa = ccha)

  1. Kita (chữa lành) trước cha thành cikic.

cikic + cha + ti: cikicchati: chữa thuốc, thường được gặp là tikicchati, chữ c đầu đổi thành t.

  1. Gupa (ghét), trước cha thành jiguc

jiguc + cha + ti: jigucchati, nhàm chán, yểm ly.

  1. Ghasa (ăn) thành jighac

jighac + cha + ti: jighacchati, muốn ăn, đói.

Tiếp vĩ ngữ “kha” (j + sa = kha)

  1. Bhuja (ăn) trước kha thành bubhuk.

bubhuk + kha + ti: bubhukkhati, muốn ăn.

  1. Tija (chịu đựng) thành titik.

titik + kha + ti: titikkhati, chịu đựng, kiên nhẫn.

TỶ DỤ NHÓM 13

  1. “Yo have balavā santo dubbalassa titikkhati
    Tam āhu paramaṃ khantiṃ; niccaṃ khamati dubbalo”. S.i, 222.
  2. “Addasā kho, bhikkhave, vepacitti asurindo sakkaṃ Devānamindaṃ dīrato va āgacchantaṃ, disvāna sakkaṃ Devānaṃ – indaṃ etadavoca: “Tikiccha maṃ Devanaṃ – indā” ti. S.i, 238.
  3. Seyyathā pi nāma phālo divasa – santatto udake pakkhitto cicciṭāyati, ciṭiciṭāyati, sandhupayati, sampadhūpāyati, evaṃ eva so pāyāso udake pakkhitto ciccitāyati …..”. S.ii, 169, SN. 14.
  4. “Atha’ eko lola – makkaṭo rukkhā otaritvā tassa piṭṭhiṃ abhiruhitvā …. naṅguṭṭhe gahetvā dolāyanto kīḷi”. j.ii, 385.
  5. “Idh’ ūragānaṃ pavaro paviṭṭho
    Selassa vaṇṇena pamokkham icchaṃ
    Brahmañ ca vaṇṇaṃ apacāyamāno
    Bubhukkhito no visahāmi bhottuṃ”. J.ii, 14.
  6. “Na taṃ yāce yassa piyaṃ jigiṃse
    Desso hoti atiyācanāya”. J.ii, 28
  7. “So puṇṇako kāmavegena giddho
    Irandhatiṃ nāgakaññaṃ jigiṃsaṃ
    Icc’ abhravī vessavaṇaṃ kuveraṃ”. J.vi, 269.
  8. “Devo ca vassati, devo ca gaḷa – gaḷāyati
    Ekako cāhaṃ bherave bil? Viharāmi”. Theg. kệ 389.
  9. “Esa vātāhata – tālapaṇṇaṃ viya taṭa – taṭāyati, imasso kathāya pariyanto yeva natthī ti nindanti”. Uha.iii, 328.
  10. 10.“Guṇavantānañ hi gunaṃ Buddhā eva pākaṭaṃ kātuṃ sakkonti; avasesa jano guṇavantānaṃ gunaṃ kathento maccharāyati”. Dha.ii,45.
  11. 11. “Ekam pi ce pānaṃ aduṭṭhacitto
    Mettāyatī kusalī tena hoti”. A.iv, 151.
  12. 12. “Seyyathā pi nāma ekaṃ puggalaṃ duggataṃ durupetaṃ disvā karuṇāyeyya, evaṃ eva sabbasatte karuṇāya pharati”. Vím. 314. Vbh. 273.
  13. 13. “Bālo putta – taṇhāya c’eva dhana taṇhāya ca haññati, vihaññati, dukkhīyati”. Dha.ii, 28.
  14. 14.“Imaṃ kho ahaṃ, kevaṭṭa, iddhipāṭihāriye ādīnavaṃ sampassamāno iddhi – pāṭihāriyena aṭṭiyāmi, harāyāmi, jigucchāmi”. D.i, 213.
  15. 15. “Daddabhāyati, bhaddante
    Yasmiṃ dese vasām’ ahaṃ
    Ahaṃ p’ etaṃ na jānāni
    Kim etaṃ daddabhāyatī ti”. J.iii, 77.
  16. 16. “So gehā nikkhamitvā … akkhīni me dhūmāyantī ti vatvā nalāṭe hatthaṃ patiṭṭhapetvā uddhaṃ oloketvā: “Aho, dukkhaṃ: ayyo no mahā – kassapatthero cirassaṃ me kuṭidvāraṃ āgato; atthi nu kho kiñci gehe? ‘ti āha”. Dha.i, 425.
  17. 17. “Tena kho pana samayena dhūmāyitettaṃ timirāyitattaṃ gacchat’ eva purimaṃ disaṃ, gacchati pacchimaṃ disaṃ”. S.iii, 124.
  18. 18. “So ….. tatth’ eva vasanto tāva paṇḍitaṃ vīmamatū ti amaccassa dūtaṃ paṭipesesi; taṃ sutvā amacco atth’ eva vasanto paṇḍitaṃ vīmamsi”. J.vi, 334.

CHÚ GIẢI NHÓM 13

1. Kẻ nào có sức mạnh mà nhịn nhục kẻ yếu hơn, đấy mới là sự nhẫn nhục tối thượng, kẻ yếu thì luôn luôn phải nhịn.

3. (a) Seyyathā pi nāma: giống như
(b) Phālo …. Tatto: một cái lưỡi cày bị nung nấu suốt ngày.
(c) Sandhūpāyati, sampadhūpāyati: thoát ra khói và hơi.

5. (a) Uragānaṃ pavaro: vua loài rồng.
(b) pamokkhaṃ icchaṃ: mong muốn được an ổn
(c) Selassa vaṇṇena: có màu ngọc sa phia
(d) Hai dòng cuối: mặc dầu tôi đói, tôi không dám ăn, vì tôn trọng dung sắc của người Bà La Môn.
Khi vua rồng bị một con chim Guruḍa đuổi thì nấp dưới cái áo của một ẩn sĩ Bà la Môn. Con Guruḍa không dám vén cái áo để bắt rồng vì tôn trọng người Bà La Môn.

6. Đừng xin người nào ngươi muốn làm bạn với người ấy; do xin quá nhiều (một người) trở nên đáng ghét.

7(a) Jigiṃsaṃ: muốn đạt được, muốn chinh phục
(b) Bhūtapati: chúa quỷ

9. Vātā … viya: như một ngọn lá kè (bối đa), trước gió đong đưa.

11. Nếu với tâm trong sạch, làm bạn chỉ với một chúng sinh. Nhờ vậy, người ấy có phước đức.

12. Durupeta: bất hạnh

13. Haññati, vihaññati, dukkhāyati: trở nên sầu muộn, nhiệt não, khổ sở.

14. Này Kevaṭṭa, khi ta thấy được sự nguy hiểm này trong sự tu tập thần thông, ta chán ghét ghê tởm và yểm ly nó.

15. Daddabhāvati: kêu tiếng đạc đạc.

16. Akkhīni me dhūmāyanti: mắt tôi nhả khói (không thấy rõ).

17.(a) Dhūmāyitattaṃ: một đám khối
(b) Timirāyitattaṃ: một khói bóng đen

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.