Giáo Trình Pali 3 – Chương Iv. Phân Tích Câu, Khoáng Chương, Thuật Từ, Trạng Từ

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH CÂU

(67)Có ba loại câu:

1. Câu đơn giản

2. Câu phức tạp

3. Hợp cú

1. Mỗi câu phải có hai phần: chủ từ và thuật từ. Một câu đơn giản chỉ có một chủ từ và một thuật từ:

(a) puriso khettaṃ kasati (người đàn ông cày ruộng)

(b) Na pupphagandho paṭivātaṃ eti (không mùi hương hoa nào bay ngược gió)

(c) Ko na sammohaṃ āpādi? (ai đạt đến chỗ không còn vọng tưởng)

2. Một câu phức tạp có một câu chính và một hay nhiều câu phụ:

“Sac’ āhaṃ gehaṃ gamissāmi” mātāpitaro maṃ tajjessanti”

Ở đây, câu phụ là “Sac’ āhaṃ gehaṃ gamissāmi” câu kia là câu chính.

3. Một hợp cú gồm hai hay nhiều câu đơn giản hoặc câu phức tạp nối với nhau bởi một liên từ:

(a) Thero mūlasiriṃ pakkosāpasi, atha mahājanakāyo sannipati (vị trưởng lão cho gọi Mūlasiri, rồi một quần chúng lớn tụ họp lại). Đây có hai câu đơn giản được liên kết bởi chữ atha; không có câu nào phụ thuộc câu nào; nhưng về ý nghĩa thì có sự liên kết.

(b) Sac’ assa gehadvāraṃ gamissāmi, imassa bhariyāmaṃ daṭṭhuṃ na sakkhissati; yāv’ assa bhattaṃ ādāya maggaṃ paṭipajjati tāva idh’ eva bhavissāmi” (Nếu tôi đến cửa nhà của người này, bà vợ của người này sẽ không thể thấy tôi; cho đến khi nào nó lên đường sau khi lấy đồ ăn, tôi sẽ ở đây cho đến khi ấy)

Ở đây, hai câu phức tạo được kiên kết bởi tasmā (bởi thế) được hiểu ngầm.

Chú ý: Atha và tasmā không phải là hai liên từ như chữ “and” ở tiếng anh, mà là những trạng từ liên kết.

(68)Trên đã nói rằng một câu gồm hai phần – chủ từ và thuật từ. Câu đơn giản sau đây có thể được chia thành hai phần ấy, mặc dù nó có nhiều chữ:

“Pātubhūta – sattaratano rājā kāliṅgo cakkavattī ekadivasaṃ sabbālaṅkāra – patimaṇḍito mālā – vilepanadharo sabbasetaṃ kelāsakūṭa – paṭibhāgaṃ gajaratanaṃ āruyha mātāpitunnaṃ assama – padaṃ pāyāsi”

Chủ từ:

Rājā, kāliṅgo cakkhavattī, pātubhūta – sattaratano, sabbālaṅkāra – patimaṇḍito, mālā – vilepanadharo.

Thuật từ:

Pāyāsi, sabbasetaṃ kelāsakūṭa – paṭibhāgaṃ gajaratanaṃ āruyha, mātāpitunnaṃ assamapadaṃ

  1. (69)Chủ từ phải là một danh từ hay một hoặc nhiều tiếng được dùng thay thế danh từ:

1. Một danh từ: Puriso gāmaṃ gacchati

2. Một đại danh từ: so rukkhaṃ chidati

3. Một tĩnh từ được dùng như danh từ: dhanavā gehaṃ kiṇāti.

4. Một danh động từ: tattha gamanaṃ sukhāvahaṃ bhavissati.

5. một nguyên mẫu: na sakkā gantuṃ

6. Một đoản cú:

(a) “Tīni phalāni pattena ariyasāvakena olokita – olokitaṭṭhānaṃ kampi”

(b) “sunakhakāli pacceka – Buddhe sinehena pavattitabhuṅkaraṇa – mattaṃ eva taṃ rakkhati.

(69)(BIS). Trong khi chia một câu ra hai phần, túc từ được đặt ở dưới thuật từ. Túc từ đứng làm bổ túc cho thuật từ.

Túc từ có thể là một danh từ, một đại danh từ, một tĩnh từ dùng như danh từ, một danh động từ, một nguyên mẫu, một đoản cú, (như trường hợp chủ từ)

  1. Danh từ: puriso rukkhaṃ chindati
  2. Đại danh từ: te maṃ pahariṃsu
  3. Tĩnh từ: corā dhanavantaṃ haniṃsu
  4. Danh động từ: thero tassa āgamanaṃ paccāsiṃsati
  5. Nguyên mẫu: na visahati bhottuṃ
  6. Đoản cú: ahaṃ jetavane vasantaṃ Bhagavantaṃ passiṃ

KHOÁNG TRƯƠNG

Cả hai chủ từ và túc từ có thể được khoáng trương với những bổ túc từ, có thể là:

(1) một tĩnh từ

(2) Một danh từ đồng cách

(3) Một danh hay đại danh từ ở sở hữu cách

(4) Một đoãn cú

(5) Danh từ ghép, hay

(6) Một mệnh đề được nối bởi một đại danh từ liên kết.

Ví dụ:

  1. (1)Balavā puriso mahantaṃ rukkhaṃ āruhati
  2. (2) Rājā ajātasatthu vedehīputto attano pitanaṃ seṇiyaṃ Bimbisāraṃ jīvitā voropesi.
  3. (3)Gahapatino putto tassa goṇe pahari
  4. (4)Vihāraṃ gato rājā pasendi kosalo dhammaṃ desentaṃ Bhagavantaṃ passi
  5. (5)Sabbālaṅkāra – patimaṇḍito kāliṅgo cakkavattī kelāsakūṭa – paṭibhāgaṃ gajaratanaṃ āruyha agamāsi
  6. (6) (a) Bổ nghĩa cho chủ từ:
    “Sukhaṃ supanti munayo (những vị ẩn sĩ được an lạc)
    Ye itthīsu na bajjhare (những vị không liên hệ đến phụ nữ)
    (b) Bổ nghĩa cho túc từ:
    “Yo me ñānaṃ pakittesi pasanno sena cetasā, taṃ ahaṃ kittayissāmi” (kẻ nào tuyên bố biết ta với tâm thanh tịnh, kẻ ấy ta khen ngợi)

THUẬT TỪ VÀ KHOÁNG TRƯƠNG

(71)Thuật từ luôn luôn là một động từ. Nó có thể được khoáng trương, nối dài hay biến đổi bởi một trạng từ hay bất cứ một tiếng hay nhiều tiếng nào tương đương với một động từ. Sự mở rộng thuật từ như thế được gọi là mệnh đề trạng từ.

Mệnh đề trạng từ có thể là:

  1. Một trạng từ: “Sukhaṃ supantimunayo” (những ẩn sĩ ngủ an lạc)
  2. Một đoản cú trạng từ: Bhagavati jetavane viharante bahū deva – manussā taṃ namassiṃsu (Đức Thế Tôn trú ở Kỳ Đà Lâm, nhiều trời người đảnh lễ Ngài)

(72)Có nhiều loại trạng từ và đoản cú trạng từ. Chúng được phân loại tùy nghĩa của chúng:

TRẠNG TỪ

  1. Chỉ thời gian: yadā, tadā, idāni, ajja, pāto, divā, …..
  2. Chỉ nơi chốn: tattha, yahiṃ, kutra, tamhā, uddhaṃ, adho, heṭṭhā, dūrato ……
  3. Chỉ mức độ, số lượng: thokaṃ, bahukaṃ, yāvatā tāvatā, yāva, tāva, kittāvatā …..
  4. Chỉ cách thức: sīghaṃ, sanikaṃ, sahasā, sukhaṃ
  5. Chỉ sự chắc chắn: addhā, vata, kāmaṃ, jātu, ve, …..
  6. Chỉ lý do và hậu quả: tasmā, tena, yato, yaṃ, tato, kasmā, …..”

Những đoản cú trạng từ cũng được phân loại như trạng từ:

  1. Jīvante yeva tassa parisā vipulā ahosi (đương lúc Ngài sống ở đó, hội chúng của Ngài rất đông)
  2. Mahāraññā kārite vihāre bahavo therā vasanti (nhiều vị trưởng lão ở trong tịnh xá được xây cất bởi vị đại vương)
  3. Dānaveyyāvatiko pi paṇṇe āropita – niyāmen’eva tesaṃ tesaṃ gehāni bhikkhu pahiṇi (người sắp đặt của bố thí gởi những lá (thuốc) tùy theo toa thuốc đến tận nhà từng vị tỷ kheo)
  4. Yathā me dhanacchedo na hoti, tathā karissāmi (cách nào cho tài sản tôi không mất, cách ấy tôi sẽ làm hay: tôi sẽ làm sao cho tài sản tôi không mất)
  5. Atha te devī pucchi: iṃ kāraṇā āgatatthāti? (khi ấy, vị nữ thần hỏi chúng: vì việc gì mà ngươi đến đây?)

TỶ DỤ NHÓM 15

Định nghĩa những mệnh đề và đoản cú sau đây:

  1. “Ajātasattu – kumāro Devadattassa Gayāsīse vihāraṃ kāretvā … divase divase pañcathālipāka – satāni abhihari” (mahilāmukha). J.i,i85 – 8
  2. “Na, bhikkhave, tathāgato idān’ eva lokassa atthaṃ carati, pubbe pi cari yeva”. J.i, 259 – 261.
  3. “Ajja kho pan’ Ānanda, rattiyā pacchime yāme, kusinārāyaṃ Upavattane Mallānaṃ sālavane antarena yamakasālānaṃ, tathāgatassa parinibbānaṃ bhavissati”. D.ii, 134.
  4. “Satthari hi pathama – gamanena kapilapunaṃ gantvā kaṇiṭṭha – bhātikaṃ Nandakumāraṃ pabbājetvā kapilapurā nikkhamma anupubbena sāvatthiṃ gantvā viharante āyasmā Nando …. Anabhirato … ahosi”. J.ii, 92.
  5. “Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati Jetavane anāthapiṇdikassa ārāme, tatra kho Bhagavā bhikkū āamantesi bhikkhavo ‘ti”. S.i, 218 …..
  6. “Atha kho rājā magadho ajātasattu vedehīputto …. ārohanīyaṃ nāgaṃ abhiruhitvā ukkāsu dhāriyamānāsu Rājagahamhā niyyāsi”. D.i, 49.
  7. “Na h’ evaṃ vandiyā Buddhā yathā vandasi, Gotamī” kathaṃ carahi sabbaññū vanditabbā Tathāgatā?”. Apa. 535.
  8. “Anupubbena medhāvī thoka – thokaṃ khaṇe khaṇe kammāro rajatass’ eva niddhame malaṃ attano”. Dhp. kệ. 239.
  9. “Sabbaṃ Tissakumārassa vattumhi vuttanayen’ eva veditabbaṃ”. Dha.ii, 139.
  10. 10.“Sāvatthiyaṃ kira eko upāsako dhammena samena agāraṃ ajjhāvasati”. Ibid.ii, 157.
  11. 11.“Evaṃ sante pi ahaṃ pubbe kiñci akatattā kiñci na labhāmī ti na jānāsi”. Ibid.ii, 127.
  12. 12.“Attano sāmike … disvā cittaṃ ekaggaṃ na bhaveyya, tena magga – phalāni pattuṃ na sakkuṇeyyuṃ; tasmā acalasaddhāya patiṭṭhitakāle tāsaṃ te bhikkhū arahattaṃ patte dassesi”. Ibid.ii, 125.
  13. 13.“Appakā te manussesu ye janā pāragāmino; athā ‘yaṃ itarā pajā tīraṃ evānudhāvati”. Dhp. kệ 85.
  14. 14.“Sā vejjen’ āgantvā kīdisaṃ, bhadde’, ti puṭṭhā: “Pubbe me akkhīni thokaṃ rujiṃsu, idāni atirekataram. Rujantī ‘ti āha”. Dha.i, 21.
  15. 15.“Yena yena subhikkhāni, sivāni abhayāni ca, tena, puttaka, gacchassu; mā sokāpahato bhava”. Theg. kệ 82.
  16. 16.“Yatth’ eko labhate babbu, dutiyo tattha jāyati”. J.i, 477 – 480.
  17. 17.“Yadā balākā suci – paṇḍaracchadā
    Kāḷassa meghassa bhayena tajjitā
    Palehitī ālayaṃ ālayesinī
    Tadā nadī Ajakaraṇī rameti maṃ”. Theg. kệ. 307.
  18. 18.“Asantaṃ yo pagaṇhāti, asantañ c’upasevati, taṃ eva ghāsaṃ kurute, vyaggho sañjīvakaṃ yathā” (sañjīva). J.i, 508 – 511.
  19. 19.“Saccaṃ kira tvaṃ, Nanda, sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ ārocesi?. Dha.i, 118.
  20. 20.“Tathāgatassa tattha hatthināgena upaṭṭhiyamānassa vasanabhāvo sakala – jambudīpe pākaṭo ahosi”. Ibid.i, 60.

CHÚ GIẢI NHÓM 15

1. Pañca … abhihari: nó mang 500 hũ gạo (1 thālipāka chứa đủ đồ ăn cho mười người).

2. Lokassa atthaṃ carati: làm lợi lạc cho thế gian.

3. Hôm nay, này Ānanda, vào canh cuối của đêm, trong rừng Sa La của dòng họ Mallā, ở Upavattana thuộc xứ Kusināra, giữa cây Sa La song đôi, Như Lai sẽ nhập Niết Bàn.

4. Sau khi đức đạo sư đến thành Kapilavatthu lần đầu tiên, xuất gia cho em của Ngài, hoàng tử Nanda, rồi rời khỏi Kapilavatthu để tuần tự du hành đến Sāvatthi và trú ở đây, tôn giả Nanda không hoan hỷ.

6. (a) Ārohanīyaṃ nāgaṃ thớt voi có thể được cưỡi
(b) Ukkāsu dhāriyamānāsu: trong khi những bó đuốc cháy dưới ánh sáng những ngọn đuốc.

7. “Này Gotamī, không phải như vậy, các Đấng Giác Ngộ đáng được tôn kính, như ngươi đã tôn kính”
“Bạch đấng Nhất Thiết Trí, vậy Như Lai nên được tôn kính như thế nào?

8. Giống như thợ vàng lọc quặng, dần dần, mỗi khi một ít, mỗi thời một ít. Cũng vậy, kẻ trí cần tẩy bỏ cấu uế của mình.

9. Vuttanayena: theo lời người ta nói

10. Dhammana samena: một cách đúng pháp, an ổn.

11. Pubbe ở đây nghĩa là những tiền kiếp, đời trước.

12. (a) Ekagga: nhất tâm, chuyên chú
(b) Acala – saddhā: lòng tin không lay chuyển

13. Chỉ có số ít người đã qua được bên bờ bên kia; những người còn lại chạy quanh bờ bên này.

15. “Nơi nào khất thực dễ, an ổn và không nguy hiểm, nơi đấy, con ơi, hãy đi đến; đừng sống trong lo sầu”

16. Chỗ nào một con mèo được mồi, chỗ ấy, một con mèo thứ hai xuất hiện.

17. Lúc nào những con thiên nga lông trắng tuyệt đẹp bay đi tìm chỗ trú ẩn bị đe dọa bởi nỗi sợ hãi đám mây đen, lúc ấy, con sông Ajakaraṇī làm cho tôi vui thích.

18. Người nào giúp đỡ một kẻ bất thiện và làm bạn với kẻ bất thiện, người bất thiện ấy ăn (thịt) người ấy, như con cọp ăn (thịt) người cứu mạng nó.

19. Này Ānanda, có phải đúng chăng, ngươi đã thông báo như vậy cho nhiều tỳ kheo?

20. Tin tức Đức Như Lai sống ở đây, được một con voi hầu hạ, được truyền đi khắp đảo Jambudīpa”.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.