Giáo Trình Pali 3 – Những Động Từ Cơ Bản Khác Nhau Của Động Từ Căn I
(53)NHỮNG ĐỘNG TỪ CƠ BẢN KHÁC NHAU CỦA ĐỘNG TỪ CĂN I (ĐI)
Động từ căn I (đi) chỉ có những hình thái hiện tại, mệnh lệnh cách, khả năng cách và vị lai. Khi nó được tiếp cho những tiếp đầu ngữ khác nhau, nó có những nghĩa khác nhau tùy theo tiếp đầu ngữ ấy.
Một số động từ cơ bản được hình thành theo cách đó, có đủ tất cả cách, thì:
- ā + i + a + ti: eti (đến)
- u + i + a + ti: udeti (phát sinh, mọc lên)
- upa + i + a + ti: upeti (đến gần)
- apa + i + a + ti: apeti (đi xa biến mất)
- anu + i + a + ti: anveti (đi theo)
- saṃ + i + a + ti: sameti (phù hợp với)
- saṃ + upa + i + a + ti: samupeti (đến gần, sở hữu)
- abhi + saṃ + i + a + ti: abhisameti (hiểu hoặc biết thấu đáo)
Chia động từ cơ bản E (đến)
Năng động thể Parassapada
HIỆN TẠI
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
Ngôi 3 | eti | enti |
Ngôi 2 | esi | etha |
Ngôi 1 | emi | ema |
KHẢ NĂNG CÁCH
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
Ngôi 3 | eyya | eyyuṃ |
Ngôi 2 | eyyāsi | eyyātha |
Ngôi 1 | eyyāmi | eyyāma |
TƯƠNG LAI
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
Ngôi 3 | essati, ehiti | essanti, ehinti |
Ngôi 2 | essasi, ehisi | essatha |
Ngôi 1 | essāmi | essāma |
(54)PADA (đi) diễn tả những ý nghĩa khác nhau tùy theo những tiếp đầu ngữ khác nhau ở trước nó. Nó có động từ tướng Ya vì thuộc đệ tam động từ.
- u + pada + ya +ti: uppajjati (phát khởi)
- ā + pada + ya + ti: āpajjati (phạm, vướng vào, mắc phải)
- paṭi + pada + ya + ti: paṭipajjati (luyện tập đi theo, theo phương pháp)
- saṃ + pada + ya + ti: saṃpajjati (thành tựu, xảy ra)
- upa + pada + ya + ti: upapajjati (sinh ra, tái sinh)
Ở thì quá khứ bất toàn, động từ cơ bản upapajja đổi thành udapajja. Ở thì quá khứ còn có thêm một động từ cơ bản là udapā.
QUÁ KHỨ BẤT TOÀN
NĂNG ĐỘNG THỂ
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
Ngôi 3 | udapajjā | udapajjū |
Ngôi 2 | udapajjo | udapajjitha |
Ngôi 1 | udapajjaṃ | udapajjamhā |
QUÁ KHỨ NĂNG ĐỘNG THỂ
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
Ngôi 3 | Upapajji, udapādi | upapajjiṃsu, udapāduṃ |
Ngôi 2 | Upapajjo, udapādo | Upapajjittha, udapādittha |
Ngôi 1 | upapajjiṃ, udapādiṃ | upapajjiṃhā, udapādimhā |
- Labha (được) có một vài hình thái đặc biệt ở quá khứ và vị lai
Năng động thể parassapada
QUÁ KHỨ
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
Ngôi 3 | alabhi, labhi, alattha | ālabhiṃsu, labhiṃsu, alatthuṃ |
Ngôi 2 | alabhi, labhi | alabhittha, labhittha |
Ngôi 1 | ālabhiṃ, labhiṃ, alatthaṃ | alabhimha, alabhimhā, labhimha, labhimhā |
VỊ LAI
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
Ngôi 3 | labhissati, lacchati | labhissanti, lacchanti |
Ngôi 2 | labhissasi, lacchasi | labhissatha, lacchatha |
Ngôi 1 | labhissāmi, lacchāmi | labhissāma,lacchāma |
(a) ssa của những biến thể thuộc thì vị lai sau động từ cơ bản vasa (ở) đôi khi đổi thành cha, và s sau động từ căn đổi thành c.
Vacchati, vacchanti, v, v …. được hình thành.
(b) āsa (ngồi, ở lại) đôi khi đổi ra accha ở tất cả thì. Āsati, acchati, v, v….. được hình thành.
TỶ DỤ NHÓM 11
Sabbaṃ tamaṃ vinodetvā loke uppajji cakkhumā”. Apa. 37.
Ko ‘dha nālāya vacchati?”. Thig. kệ, 294.
|
CHÚ GIẢI NHÓM 11
1. Ehinti me vasaṃ: chúng tôi sẽ đến dưới ảnh hưởng tôi.
3. Pāyāsaṃ aggayha: sau khi lấy cháo, sữa. 4. Paṭiyatta – varamaggena: bằng con đường tuyệt diệu khéo sửa soạn 6. Caturā … sāni: 84. 000 tỷ kheo. 7. Api kiñci labhittha? Các vị có được gì không? 9.(a) Mahānāga … bhimuko yāhi: đi về phía vườn của Bậc đại Long Tượng. 11. Trong thời vị lai, ngươi sẽ đạt được ước mong của ngươi. 12. “Vì hoàn toàn trung thành với người chồng, chúng ta hãy thâu thập những gì cây leo này nói. 13. (a) Bahogatassa, patisallīnassa: đối với vị độc cư thiền tịnh 14. Thưa các Ngài, cách nay 91 kiếp Đức Thế Tôn Vipassī (Tỳ Bà Thi) bậc A La Hán, Chánh Đẳng Giác xuất hiện ra đời 15. Accayena ahorattaṃ: sau nhiều ngày đêm trôi qua, sau một thời gian dài. 16. Sau khi thấy ngươi với dung sắc tuyệt đẹp, niềm hân hoan phát sinh trong tôi. 18. Eyyāsi …. Haññāmi: Bạch Thế Tôn, hãy đến trước khi con bị giết. 19. Không có gì làm phiền tôi nhưng tôi sẽ không sống với isidā. 21. (a)Ajātasattu: vị sanh oán. 22. (a) Bahi …. parivaṭṭaṃ katvā: sau khi làm một cái lều bằng những chiếc xe ở ngoài cổng chính của ngôi tịnh xá. |
Động từ căn Hara (giết hại) có hai chữ thay thế: vadha và ghāta (động từ tướng a)
Năng động thể parassapada
HIỆN TẠI
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
Ngôi 3 | harati, hanti,vadheti, ghāteti | hananti, hanti, vadhenti, ghātenti |
Ngôi 2 | hanasi, vadhesi, ghātesi | hanatha, vadhetha, ghātetha |
Ngôi 1 | hanāmi, vadhemi, ghātemi | hanāma, vadhema, ghātema |
KHẢ NĂNG CÁCH
Ngôi 3: hane, haneyya, haññe haneyyuṃ, vadheyyuṃ, ghāteyyuṃ
Vadheyya, ghāteyya ………
QUÁ KHỨ
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
Ngôi 3 | ahani, hani, avadhi, vadhi, aghātayi, ghātayi | ahaniṃsu, haniṃsu, avadhiṃsu, vadhiṃsu, ghātayiṃsu |
Ngôi 2 | ahano, hano, ahani, hani, avadho, aghātayo, ghātayo | ahanittha, hanittha, avadhittha vadhittha, aghātayittha, ghātayittha. |
Ngôi 1 | ahaniṃ, haniṃ, avadhiṃ, vadhiṃ, aghātayiṃ, ghātayiṃ | ahanimhā, hanimhā, avadhimhā, vadhimhā, aghātayimhā, ghātayimhā. |
Hara (mang) có một vài hình thái đặc biệt ở thì quá khứ
QUÁ KHỨ
Năng động thể parassapada
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
Ngôi 3 | ahari, hari, ahāsi | ahariṃsu, hariṃsu, ahamsu |
Ngôi 2 | aharo, haro, ahari, hari, ahāsi | aharittha, harittha, ahāsittha |
Ngôi 1 | āhariṃ, hariṃ, ahāsiṃ | aharimha, harimha, ahāsimha, aharimhā, harimhā |
Hara có một nghĩa khác khi có tiếp đầu ngữ Vi ở trước: vi + hara: ở, sống
QUÁ KHỨ
Năng động thể parassapada
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
Ngôi 3 | vihari, vihāsi | vihariṃsu, vihaṃsu |
Ngôi 2 | viharo, vihari | viharittha, vihāsittha |
Ngôi 1 | vihariṃ, vihāsiṃ | viharimha, vihāsimha |
Điều kiện cách, ngôi thứ nhất, số nhiều có hình thức đặc biệt: Viharemu
VỊ LAI
Năng động thể parassapada
Ngôi | Số ít | Số nhiều |
Ngôi 3 | viharissati, vihassati | viharissanti, vihassanti |
Ngôi 2 | viharissasi, vihassasi | viharissatha, vihassatha |
Ngôi 1 | viharissāmi, viharissaṃ, vihassaṃ | viharissāma, vihassāma |
(a) Hā (từ giã, dời đi) có động từ cơ bản jahā, thuộc đệ nhất động từ.
Jahāti, jahanti, ajahi, jahi, jahissati, v….. được hình thành.
(b) Một động từ căn hā (+ya), nữa, thuộc đệ tam động từ, có nghĩa: mất, giảm bớt, thiếu – được chia như sau: hāyati, hāyanti, ahāyi, hāyi, hāyissati, ……..
Jara (già lụn) có hai động từ cơ bản jāra và jīya.
Mara (chết) cũng có hai động từ cơ bản: Mara và nīya. Chia như sau:
Jīrati, jīyati (già)
Marati, nīyati hay niyyati (chết)
Ajīri, jīri (già) thì quá khứ …..
- Jīrāpeti (thể sai bảo của jīrati) có nghĩa “tiêu hóa”: jīrāpetuṃ asakkonto, không thể tiêu hóa (đồ ăn)
- Jīrati còn có nghĩa “lớn, tăng trưởng”, nhưng rất hiếm, ví dụ: “Appassut’ āyaṃ puriso balivaddo ‘va jīrati” (một người ít học lớn lên như một con bò đực)
Nghĩa này của jīrati được các nhà sớ giải chấp nhận; nhưng đây có thể là một sự hiểu sai chữ jīvati. Nếu chúng ta thay jīvati vào chữ jīvati thì âm luật và ý nghĩa cũng không đổi. Với jīvati thì có nghĩa: “Một người ít học sống như một con bò đực”
TỶ DỤ NHÓM 12
|
CHÚ GIẢI NHÓM 12
1. (a) Kāya … kamati: độc dược không vào được thân tôi (b) Satthāni … maṃ: những khí giới không làm hại được tôi (c) Āyāgassa: của trai đường (nghĩa này của āyāga không có trong tự điển của pāli Text Society. Bản sớ giải về Apadāna nói rõ đấy là một cái phòng lớn).3. (a) Rathapañjaro: thân xe, hòm xe (b) Na vindāmi: tôi không tìm được. 4. “Nó mắng chửi tôi, nó đập tôi, nó đánh bại tôi, nó cướp đoạt của tôi. Những ai ôm giữ điều ấy thì hận thù của họ không lắng dịu”. 6. (a) pabbata – kandarāsu: trong những hang núi 7. “Ai sẽ an trú tinh cần trong pháp luật này thì sự tái sinh được đọan tận. Vị ấy sẽ chấm dứt khổ. 8. Vô thường, dao động là lòng tin (của người thế tục), điều này tôi thấy rõ như vậy – chúng quyến luyến rồi bỏ, ở đây người tu sĩ nhớ tiếc làm gì? 9. Nên khất thực phải thời, như vậy các người bạn sẽ không sút giảm. 11. (a) Badālatā: là một cây leo cỏ lạ và cọng ngọt 12. Kicchaṃ āpanno: rơi vào khó khăn 13. (a) Dibba kāyā: những thiên chúng 14. Chúng đem lại năm bó hoa cúng tràng hoa của tôi. 15. Dvepathaṃ: con đường giữa ranh giới hai khu làng. 16. (a) Puna mānusattaṃ laddhā: được tái sinh làm người. 17. (a) Jātisambhavo: phải bị tái sanh 18. (a) Daṇḍassa: đối với gậy gộc 20. “Tất cả đã an trú, đang an trú và sẽ an trú tôn trọng diệu pháp: đây là pháp tánh chư Phật. |