Pali Căn Bản – Bài 13

BÀI 13

  1. Chia những động từ:

– Thời hiện tại, thể chủ động (tiếp theo):

Những động từ có động từ căn bản tận cùng bằng – e được chia hơi khác so với những gì đã được học trong những bài trước. Chúng có thể có hai động từ căn bản: trường hợp tận cùng bằng – e và trường hợp tận cùng bằng – aya như trong coreticorayati.

Động từ căn bản core = ăn cắp, lấy trộm

  Số ít: Số nhiều:
Ngôi thứ 3

Ngôi thứ 2

Ngôi thứ 1

(So) coreti

(Tvaṃ) coresi

(Ahaṃ) coremi

(Te) corenti

(Tumhe) coretha

(Mayaṃ) corema

Động từ căn bản coraya = ăn cắp, lấy trộm

  Số ít: Số nhiều:
Ngôi thứ 3

Ngôi thứ 2

Ngôi thứ 1

(So) corayati

(Tvaṃ) corayasi

(Ahaṃ) corayāmi

(Te)corayanti

(Tumhe) corayatha

(Mayaṃ) corayāma

  1. Một số động từ được chia tương tự:
deseti

cinteti

pūjeti

pūreti

pīḷeti

katheti

uḍḍeti

udeti

ropeti

manteti

āmanteti

nimanteti

oloketi

jāleti

chādeti

māreti

neti

āneti

ṭhapeti

pāteti

pāleti

parivajjeti

obhāseti

deti (dadāti)

– thuyết giảng

– nghĩ, suy nghĩ, ngẫm nghĩ

– cúng dường

– làm đầy, chứa đầy, đổ đầy

– áp bức, đàn áp

– nói

– bay lên

– (mặt trời hoặc mặt trăng) mọc

– trồng, gieo

– thảo luận, bàn cãi, tranh luận

– xưng hô

– thỉnh mời

– nhìn, ngắm, xem

– đốt, nhen, nhóm (lửa)

– che, phủ, bao trùm, bao phủ

– giết, giết chết, tiêu diệt

– lãnh đạo, hướng dẫn, dẫn dắt

– cầm lại, đem lại, xách lại, mang lại, đưa lại

– duy trì, gìn giữ

– ngã, té

– cai trị, trị vì

– tránh, tránh xa, ngăn ngừa

– chiếu sáng, rọi sáng, soi sáng

– cho, biếu, tặng

Lưu ý:

Những động từ bất biến và những động từ nguyên thể từ những động từ ở trên được tạo thành bằng cách giữ nguyên – e ở động từ căn bản.

Những động từ bất biến: desetvā, cintetvā, pūjetvā, pūretvā, vv.

Những động từ nguyên thể: desetuṃ, cintetuṃ, pūjetuṃ, pūretuṃ, vv.

  1. Những động từ có động từ căn bản tận cùng bằng – được chia như sau:

Động từ căn bản kiṇā = mua

  Số ít: Số nhiều:
Ngôi thứ 3

Ngôi thứ 2

Ngôi thứ 1

(So) kiṇāti

(Tvaṃ) kiṇāsi

(Ahaṃ) kiṇāmi

(Te) kiṇanti

(Tumhe) kiṇātha

(Mayaṃ) kiṇāma

  1. Một số động từ được biến cách tương tự:
vikkiṇāti

suṇāti

miṇāti

gaṇhāti

uggaṇhāti

pahiṇāti

jānāti

jināti

pāpuṇāti / pappoti

ocināti

– bán

– lắng nghe

– đo, đo lường

– cầm, nắm, giữ, lấy

– học, nghiên cứu

– gửi, đưa, cử, phái

– biết, hiểu biết

– thắng, thắng cuộc

– với lấy

– nhặt, góp nhặt, thu lượm

Lưu ý: Nên chú ý rằng các yếu tố tận cùng của thời hiện tại giữ nguyên không thay đổi. Chỉ có tiếp vĩ ngữ vikaraṇa hay dấu hiệu biến cách giữa căn động từ và yếu tố tận cùng xuất hiện sự biến thể.

  1. Cần chú ý đến những cấu trúc dưới đây:
Thời hiện tại Động từ bất biến Động tự nguyên thể
jānāti

suṇāti

pāpuṇāti / pappoti

gaṇhāti

ñatvā / jānitvā

sutvā / suṇitvā

patvā / pāpuṇitvā

gahetvā / gaṇhitvā

ñātuṃ

sotuṃ / suṇituṃ

pāpuṇituṃ / pappotuṃ

gahetuṃ / gaṇhituṃ

Hai động từ bhavati / hoti (trở nên, là) và karoti (làm) thường xuyên xuất hiện trong ngôn ngữ. Những động từ bất biến và những động từ nguyên thể của chúng như sau:

Động từ bất biến: bhavitvā / hutvā katvā
Động từ nguyên thể: bhavituṃ / hotuṃ kātuṃ

Động từ atthi (có, là) từ căn động từ Öaskaroti (làm) từ căn động từ Ökṛ là những động từ đặc biệt và thường xuyên xuất hiện. Chúng được chia như sau:

  Số ít: Số nhiều:
Ngôi thứ 3

Ngôi thứ 2

Ngôi thứ 1

 

atthi

asi

asmi / amhi

 

santi

attha

asma / amha

 

Ngôi thứ 3

Ngôi thứ 2

Ngôi thứ 1

karoti

karosi

karomi

karonti

karotha

karoma

 

BÀI TẬP 13:

Dịch sang tiếng Việt:

1)        Buddho vihārasmiṃ sannipatantānaṃ manussānaṃ dhammaṃ deseti.

2)        Buddhassa pūjetuṃ cintento upāsako pupphāni ocināti.

3)        Te patte udakena pūrentā gītaṃ gāyanti.

4)        Tumhe araññe vasante mige pīḷetvā asappurisā hotha.

5)        Mayaṃ āpanaṃ gantvā vāṇijehi saddhiṃ kathetvā dhaññaṃ vikkiṇāma.

6)        Tvaṃ uḍḍentaṃ sukaṃ disvā ganhituṃ icchasi.

7)        Pabbatamhā udetaṃ candaṃ passituṃ kumāro gharamhā dhāvati.

8)        Ahaṃ kassakehi saha khettasmiṃ rukkhe ropemi.

9)        Mayaṃ amaccehi saha mantentā pāsādasmiṃ āsanesu nisīdanti.

10)    Tumhe Tathāgatassa sāvake nimantetvā dānaṃ detha.

11)    Upāsakā vihāraṃ gantvā dīpe jāletvā dhammaṃ sotuṃ nisīdanti.

12)    Luddako sīsaṃ (cái đầu) dussena chādetvā nisīditvā sakuṇe māretuṃ ussahati.

13)    So vane āhiṇḍante goṇe gāmaṃ ānetvā vānijānaṃ vikkiṇāti.

14)    Tvaṃ āpaṇehi bhaṇḍāni kiṇitvā sakaṭena ānetvā gehe ṭhapesi.

15)    Tumhe kakacehi rukkhe chinditvā pabbatamhā pātetha.

16)    Dhammena manusse pālentā bhūpālā akusalaṃ parivajjenti.

17)    Saccaṃ ñātuṃ icchanto ahaṃ samaṇehi pañhe pucchāmi.

18)    Dānaṃ datvā sīlaṃ rakkhantā sappurisā saggalokaṃ pāpuṇanti.

19)    Dhaññaṃ miṇanto kassako āpaṇaṃ netvā dhaññaṃ vikkiṇituṃ cinteti.

20)     Ahaṃ pattena pānīyaṃ pivanto dvārasmiṃ ṭhatvā maggaṃ olokemi.

21)    So āpaṇamhā khīraṃ kiṇituṃ puttaṃ pahiṇāti.

22)    Mayaṃ dhammaṃ uggaṇhituṃ ussahantā paṇḍitena saha mantema.

23)    Corehi saddhiṃ gehe bhinditvā manusse pīḷentā tumhe asappurisā hotha.

24)    Ahaṃ suvaṇṇaṃ pariyesamāne dīpamhā āgacchante vāṇije jānāmi.

25)    Ahaṃ ācariyo homi, tvaṃ vejjo hosi.

26)    Tvaṃ asappurisa, Buddhena desentaṃ dhammam sutvā sappuriso bhavituṃ ussahasi.

27)    Ahaṃ paṇḍitehi saddhiṃ mantento dhammena dīpaṃ pālento bhūpālo asmi.

28)    Varāhe mārentā corā kassake pīḷentā pāpakammāni karonti.

29)    Sīlaṃ rakkhantā puññakammāni karontā manussā saggaṃ pappotuṃ ākaṅkhanti.

30)    Akusalaṃ pahāya pāpaṃ parivajjetvā viharantā narā sappurisā bhavanti.

Dịch sang tiếng Việt:

1)        Sau khi hái những trái cây từ những cây, anh đưa (chúng nó) đến chợ.

2)        Sau khi nghe Đức Phật thuyết giảng giáo pháp, tôi rất sung sướng.

3)        Trong khi suy nghĩ để góp nhặt ngũ cốc, tôi đi đến cánh đồng với người nông dân.

4)        Trong khi hát những bài hát, các anh nhìn những con chim đang bay trên bầu trời.

5)        Tôi khuyên bảo kẻ độc ác đang áp bức những người nông dân trong ngôi làng.

6)        Chúng tôi đào những cái hố để trồng những cây trong công viên.

7)        Chúng tôi biết người đàn ông đang thắp những ngọn đèn trong tu viện.

8)        Các anh với những người thủy thủ vượt qua biển để đạt đến hòn đảo.

9)        Tronh khi trị vì hòn đảo hòn đảo đức vua chiến thắng.

10)    Chúng tôi bắt đầu học giáo pháp từ những vị Sa-môn đang sống trong ngôi làng.

11)    Trong lúc tìm cầu chân lý bậc trí thức đi từ thành phố đến thành phố.

12)    Trong lúc tránh con chó đang ngủ với bàn chân của nó đứa bé trai chạy vào nhà.

13)    Trong khi ước ao để được sanh vào thiên đường những bậc trí thức sợ hãi (để) làm việc ác.

14)    Trong khi lìa khỏi thế giới loài người, những kẻ ác bị sinh trong cõi địa ngục (narake).

15)    Sau khi mời vị ẩn sĩ từ núi đức vua biếu ông ta bộ y phục.

16)    Trong lúc cố gắng để hiểu chân lý những người thiện nam trở thành những vị Sa-môn.

17)    Trong lúc mong mỏi (để) lắng nghe vị Sa-môn thuyết pháp những thiện nam tập hợp lại trong tu viện.

18)    Chúng ta nhìn thấy bằng những con mắt của chúng ta, nghe bằng những lỗ tai (sotehi), xúc chạm bằng những cơ thể của chúng ta.

19)    Tôi là đức vua đang cai trị những hòn đảo.

20)    Các anh là những người độc ác đang thảo luận với của những kẻ cướp.

21)    Những người tốt bắt đầu(để) trồng những cây (để) bảo vệ thế giới.

22)    Sau khi nghe giáo pháp, kẻ cướp mong muốn (để) xa lánh điều ác.

23)    Những thương gia giữ những bộ quần áo trong những cửa hàng (để) bán (chúng nó) đến những người nông dân đang đi đến từ những ngôi làng.

24)    Người bệnh (gilāna) là sứ giả của những chư thiên trong thế giới loài người.

25)    Có những người tốt trong thế gian đang khuyên răn những kẻ độc ác.

26)    Sau khi hái những hoa sen từ mặt hồ, vị bác sĩ đi đến tu viện (để) nghe giáo pháp.

27)    Trong khi nhìn thấy Đức Phật và (trong khi) hoan hỷ kẻ cướp quăng những mũi tên.

28)    Trong khi mong muốn (để) xa lánh điều ác tôi thực hành giới cấm.

29)    Chúng tôi nấu cơm để cúng dường bữa ăn đến những vị Sa-môn đang đi đến từ tu viện.

30)    Trong lúc tìm kiếm vàng với những người thương gia, các anh đi từ hòn đảo đến hòn đảo.

-ooOoo-

 

 

Dhamma Paññā

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.