Bài Giảng Khoá Thiền Vipassana – Lời Giới Thiệu (eng-vnese)
MAIN CONTENT
The Discourse Summaries – 10 day Vipassana course
Thiền Sư S.N. Goenka Giảng Dạy
TÓM LƯỢC PHÁP THOẠI KHOÁ THIỀN VIPASSANA 10 NGÀY
Dịch Việt: Thích Minh Diệu
FOREWORD “Liberation can be gained only by practice, never by mere discussion,” S. N. Goenka has said. A course in Vipassana meditation is an opportunity to take concrete steps towards liberation. In such a course the participant learns how to free the mind of the tensions and prejudices that disturb the flow of daily life. By doing so one begins to discover how to live each moment peacefully, productively, happily. At the same time one starts progressing towards the highest goal to which mankind can aspire: purity of mind, freedom from all suffering, full enlightenment. None of this can be attained just by thinking about it or wishing for it. One must take steps to reach the goal. For this reason, in a Vipassana course the emphasis is always on actual practice. No philosophical debates are permitted, no theoretical arguments, no questions that are unrelated to one’s own experience. As far as possible, meditators are encouraged to find the answers to their questions within themselves. The teacher provides whatever guidance is needed in the practice, but it is up to each person to implement these guidelines: one has to fight one’s own battle, work out one’s own salvation. Given this emphasis, still some explanation is necessary to provide a context for the practice. Therefore every evening of a course Goenkaji gives a “Dhamma talk”, in order to put into perspective the experiences of that day, and to clarify various aspects of the technique. These discourses, he warns, are not intended as intellectual or emotional entertainment. Their purpose is simply to help meditators understand what to do and why, so that they will work in the proper way and will achieve the proper results. It is these talks that are presented here in condensed form. The eleven discourses provide a broad overview of the teaching of the Buddha. The approach to this subject, however, is not scholarly or analytical. Instead the teaching is presented in the way that it unfolds to a meditator: as a dynamic, coherent whole. All its different facets are seen to reveal an underlying unity: the experience of meditation. This experience is the inner fire that gives true life and brilliance to the jewel of the Dhamma. Without this experience one cannot grasp the full significance of what is said in the discourses, or indeed of the teaching of the Buddha. But this does not mean that there is no place for an intellectual appreciation of the teaching. Intellectual understanding is valuable as a support to meditative practice, even though meditation itself is a process that goes beyond the limits of the intellect. For this reason these summaries have been prepared, giving in brief the essential points of each discourse. They are intended mainly to offer inspiration and guidance to those who practice Vipassana meditation as taught by S. N. Goenka. To others who happen to read them, it is hoped that they will provide encouragement to participate in a Vipassana course and to experience what is here described. The summaries should not be treated as a do-it-yourself manual for learning Vipassana, a substitute for a ten-day course. Meditation is a serious matter, especially the Vipassana technique, which deals with the depths of the mind. It should never be approached lightly or casually. The proper way to learn Vipassana is only by joining a formal course, where there is a suitable environment to support the meditator, and a trained guide. If someone chooses to disregard this warning and tries to teach himself the technique only from reading about it, he proceeds entirely at his own risk. Fortunately courses in Vipassana meditation as taught by S. N. Goenka are now held regularly in many parts of the world. Schedules may be obtained by writing to any of the centres listed in the back of this book. The summaries are based primarily on discourses given by Goenkaji at the Vipassana Meditation Centre, Massachusetts, U.S.A. during August 1983. An exception is the Day Ten Summary, which is based on a discourse given at the Centre in August 1984. While Goenkaji has looked through this material and approved it for publication, he has not had time to check the text closely. As a result, the reader may find some errors and discrepancies. These are the responsibility not of the teacher, nor of the teaching, but of myself. Criticism will be very welcome that might help to correct such flaws in the text. May this work help many in their practice of Dhamma. May all beings be happy. William Hart . NOTE ON THE TEXT Sayings of the Buddha and his disciples that are quoted by Goenkaji are taken from the Collections of Discipline (Vinaya-piµaka) and of Discourses (Sutta-piµaka) of the Pāli canon. (A number of quotations appear in both Collections, although in such cases only the Sutta references are given here.) There are also a few quotations from post-canonical Pāli literature. In his talks, Goenkaji explains these passages more often by paraphrase than by word-for-word translation from the Pāli. The intention is to give the essence of each passage in ordinary language, stressing its relevance to the practice of Vipassana meditation. Where a Pāli passage appears in the summary, the explanation given is that of Goenkaji in the discourse on which the summary is based. At the back of this book, in the section of Pāli with English translation, an attempt has been made to give more exact renderings of the passages quoted, still emphasizing the point of view of a meditator. In the text of the summaries, the use of Pāli words has been kept to the necessary minimum. Where such words are used, for the sake of consistency their plurals are given in Pāli form; for example, the plural of sankhāra is sankhārā, that of kalāpa is kalāpā, that of parama is paramā. Namo tassa bhagavato arahato sammasambuddhassa |
LỜI GIỚI THIỆU Thiền sư S.N. Goenka đã phát biểu rằng: “Giải thoát chỉ có thể đạt được qua tu tập chứ không phải qua bàn luận.” Tham dự khóa tu thiền Minh Sát Tuệ là một cơ hội để thực hiện những bước tiến cụ thể hướng đến giải thoát. Người tham gia một khoá tu như vậy sẽ học được cách giải tỏa tâm căng thẳng và những thành kiến sai lầm khuấy nhiễu sự yên tĩnh trong đời sống. Nhờ việc tu tập này, chúng ta bắt đầu khám phá ra một lối sống bình an, sáng tạo, hạnh phúc trong mỗi sát na. Đồng thời chúng ta cũng thăng tiến đến mục đích tối thượng, mục đích mà nhân loại luôn khao khát đạt đến: đó là tâm an tĩnh, giải thoát mọi triền phược khổ đau và giác ngộ viên mãn. Nếu chỉ tư duy hoặc cầu mong, chúng ta không thể nào đạt được thiền định này. Chúng ta cần phải tu tập từng bước để đạt đến mục đích cao thượng. Vì lý do này, mỗi khóa tu thiền Minh Sát Tuệ luôn đề cập đến phương pháp hành trì thực tiễn. Tu tập Minh Sát Tuệ không chấp nhận hành giả bàn luận về triết lý hay tranh luận trên lý thuyết, cũng như những vấn đề không liên quan đến kinh nghiệm bản thân. Hành giả được khuyến khích để tìm ra giải đáp về những thắc mắc của mình càng nhiều càng tốt. Trong khi tu tập, vị thầy hướng dẫn những gì cần thiết, nhưng sự chỉ dẫn này còn tùy thuộc vào việc thực hành của mỗi người: chúng ta phải tự chiến đấu với bản thân và tự giải thoát. Ngoài yếu tố quan trọng đã được trình bày, vẫn còn có một số vấn đề cần được giảng giải để hỗ trợ cho khoá tu. Thế nên mỗi buổi tối của khoá tu, Ngài Goenka đều giảng một bài pháp để giúp quý vị hiểu rõ những kinh nghiệm thực tập của ngày hôm đó, và làm sáng tỏ phương pháp tu tập dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Ngài khuyên rằng không được xem những bài giảng này như để tiêu khiển về mặt tri thức hoặc tình cảm. Mục đích của những bài giảng này cốt yếu giúp hành giả hiểu những gì cần phải thực hành và tại sao phải thực hành như vậy, để có thể thực hành đúng theo hướng dẫn và sẽ thành tựu kết quả tốt. Đó chính là mục đích của việc trình bày các bài giảng này trong hình thức cô đọng. Mười một bài giảng này giúp chúng ta có cái nhìn bao quát về lời dạy của đức Phật. Tuy nhiên, việc tiếp cận lời dạy không mang tính học thuật hay phân tích. Thay vào đó, những bài giảng được trình bày như một động lực, một tổng thể nối kết với nhau để tháo gỡ những khó khăn và khúc mắc cho hành giả. Tất cả những khía cạnh khác của các bài giảng mà chúng ta đã thấy, nói lên một sự nhất quán cơ bản: đó là thể nghiệm thiền định. Thể nghiệm này là tia sáng bên trong dẫn đến một đời sống chân thật và làm giá trị của giáo pháp rực sáng. Không có kinh nghiệm này chúng ta không thể nắm bắt được ý nghĩa trọn vẹn của các bài thuyết giảng, hay giáo pháp của đức Phật dạy điều gì. Tuy thế, điều này không có nghĩa là giáo pháp không thể được đánh giá trên phương diện tri thức. Hiểu biết trên lãnh vực tri thức có giá trị như một nhân tố trợ giúp cho việc thực tập thiền định, mặc dù tự thân thiền định là một tiến trình vượt qua những giới hạn của tri thức. Vì lý do trên, những bài tóm tắt này được soạn, trình bày những điểm tinh yếu ngắn gọn của mỗi bài giảng. Ngài Goenka giảng những bài pháp này mục đích chính yếu là tạo ra nguồn cảm hứng cũng như hướng dẫn cho các hành giả đang thực tập phương pháp thiền Minh Sát Tuệ. Đối với những người tình cờ đọc những bài giảng này, hy vọng rằng chúng sẽ là niềm khuyến khích họ tham gia một khóa thiền Minh Sát Tuệ và để kinh nghiệm những gì đã được trình bày ở đây. Những bài giảng này không nên xem như một cẩm nang tự thực hành thiền Minh Sát Tuệ, một hướng dẫn thay thế cho khóa thiền 10 ngày. Thiền định là một vấn đề rất hệ trọng, đặc biệt phương pháp thiền Minh Sát Tuệ, nó liên quan đến những cấp độ sâu thẳm của tâm thức. Thiền Minh Sát Tuệ không thể được thành tựu một cách dễ dàng hay ngẫu nhiên. Muốn học đúng phương pháp thiền Minh Sát Tuệ duy chỉ có cách tham gia một khóa tu chính thức, ở đó có môi trường thích hợp và có người hướng dẫn đầy đủ kinh nghiệm giúp đỡ cho người hành thiền. Nếu ai đó không để ý đến lời khuyến nhắc này và cố gắng tự mình thực hành thiền Minh Sát Tuệ qua việc tự đọc sách, bản thân người ấy phải chịu lấy hoàn toàn mọi sự không may, nguy hiểm. Thật may mắn, hiện nay, những khóa thiền Minh Sát Tuệ theo sự hướng dẫn của Ngài Goenka được tổ chức định kỳ ở nhiều nơi trên thế giới. Chương trình tu học của các khoá thiền Minh Sát Tuệ đều có thể liên hệ đến bất cứ trung tâm nào được ghi vào danh sách ở trang cuối của tập sách này. Những bài giảng tóm tắt này chủ yếu dựa vào các bài giảng của Ngài Goenka tại Trung Tâm Thiền Minh Sát Tuệ, bang Massachusetts thuộc Mỹ Quốc trong suốt tháng 8 năm 1983. Ngoại trừ bài giảng ngày thứ 10 là dựa vào bài giảng cũng tại Trung tâm này vào tháng 8 năm 1984. Trong thời gian Ngài Goenka xem qua và đồng ý cho tài liệu này xuất bản, Ngài không có thì giờ để kiểm tra văn bản kỹ lưỡng, vì vậy, có thể người đọc gặp một vài lỗi và khiếm khuyết. Những sơ sót này không phải do vị Thầy, cũng không phải của giáo pháp, mà là trách nhiệm của chính tôi. Tôi rất vui lòng đón nhận sự phê bình, điều này giúp tôi chỉnh lại những thiếu sót trong văn bản. Cầu mong tác phẩm này giúp ích nhiều người trong tu tập giáo pháp. William Hart NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐỌC VĂN BẢN Những bài pháp của đức Phật và chư đệ tử của đức Phật mà Ngài Goenka trích dẫn ở đây đều được rút từ Luật Tạng (Vinaya-pitaka) và Kinh Tạng (Sutta-pitaka) thuộc kinh điển Pāli. (Mặc dầu trong vài trường hợp, một số trích dẫn có mặt trong cả hai Tạng, nhưng ở đây chỉ trình bày những tham khảo thuộc Kinh Tạng). Ngoài ra, một vài trích dẫn khác được rút ra từ hậu văn học kinh điển Pāli (post-canonical Pāli literature). Trong những bài thuyết giảng này, Ngài Goenka giải thích các đoạn kinh phần lớn chú trọng đến việc lý giải hơn việc phiên dịch từng thuật ngữ theo văn bản Pāli. Mục đích là nhằm trình bày phần cốt lõi của mỗi đoạn trích trong ngôn ngữ bình dị, nhấn mạnh mối quan hệ của nó đến sự hành trì thiền Minh Sát Tuệ. Những chỗ có đoạn trích Pāli xuất hiện trong hình thức tóm tắt, Ngài Goenka sử dụng đoạn văn ngắn gọn này để giải thích cho bài pháp. Phần sau của tập sách là những đoạn Pāli đã được dịch ra tiếng Anh, nhằm bổ sung cho các đoạn trích được chính xác hơn và vẫn chú trọng đến quan điểm của thiền giả. Trong các bài giảng tóm tắt, việc sử dụng các thuật ngữ Pāli đều được giữ nguyên hình thức số ít. Khi nào những thuật ngữ này cần phải sử dụng theo hình thức số nhiều thì chúng được viết theo phong cách số nhiều của Pāli; ví dụ: số nhiều của sankhāra là sankhārā, của kalāpa là kalāpā, của parama là paramā. |