Đọc Hiểu Pali – Bài Học Số 06 – Tỳ Khưu Thiện Hảo (bhikkhu Vāyāma)
MAIN CONTENT
Đọc Hiểu Pali – Bài Học Số 06 – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)
BÀI HỌC SỐ 6
Thứ Năm, 03-09-2020
Sửa bài tập số 5
- Bhagavā paṭhamaṃ vassaṃ Bārāṇasiyaṃ Isipatanārāme viharati. (Thế Tôn trú hạ thứ nhất tại khu vườn Isipatana (gần thành) Bārāṇasī.)
- Gacchantesu dasasu purisesu sattamo vāṇijo hoti. (Trong số mười người đàn ông đang đi, thì người thứ bảy là thương nhân.)
- Yo dhammaṃ passati so buddhaṃ passati. (Ai thấy Pháp, người ấy thấy Phật.)
- Ko mayhaṃ imaṃ dhanaṃ gaṇhati? (Ai lấy tài sản này của tôi?)
- Balavantā kāḷā goṇā uccesu girīsi āhiṇḍanti. (Con bò đực đen lực lưỡng đi lanh quanh trên núi cao.)
- Sāvatthiyaṃ viharanto Bhagavā devānaṃ manussānañca dhammaṃ deseti. (Thế Tôn thuyết Pháp đến chư Thiên và nhân loại khi đang trú tại Sāvatthī.)
- Vanamhā dārūni āharantī kaññā udakaṃ pivamānā ekasmiṃ pāsāṇe nisīdati. (Cô gái ngồi uống nước trên một tảng đá khi đang mang củi từ rừng về.)
- Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmanteti. (Khi ấy Thế Tôn gọi các tỳ-khưu.) pi=api
- So phalino rukkhassa āmaṃ phalaṃ chindati, tassa rasaṃ na jānāti, tena tassa bījaṃ pi vinassati. (Hắn bứt trái cây còn sống của cái cây sai quả, nên không biết được hương vị của nó, do đó cũng huỷ hoại đi hạt giống của nó.)
- Paribbājako Bhagavatā saddhiṃ sammodati. (Vị du sĩ chào hỏi với Thế Tôn.)
TÍNH TỪ – guṇanāma (tiếp theo)
* Quá Khứ Phân Từ (qkpt.): là từ chuyển hoá được tạo nên từ ngữ căn hoặc động từ cơ bản + hậu tố ‘ta, tavantu, tāvī, na’ và thường được dịch là “đã”. Trong đó, hậu tố ‘tavantu và tāvī’ rất ít được dùng, chỉ có ‘ta và na’ là thường xuyên. Ví dụ: Buddhena desitaṃ dhammaṃ uggaṇhāma. (Chúng tôi học Pháp mà đã được Phật thuyết/ Chúng tôi học Pháp do Phật đã thuyết.)
Cách thành lập:
(1) +ta
– Động từ cơ bản+(i được thêm vào, xoá nguyên âm cuối của động từ cơ bản)+ta: (√bhuj) bhuñja+(i)+ta = bhuñjita (đã ăn)
– Ngữ căn+ta: √pad+ta = patta (đã đạt đến); √ci+ta = cita (đã thâu nhặt)
+ Ngữ căn đa âm: ‘c, j, d, p’+ta = bị đồng hoá thành ‘tta’ như bhutta (đã ăn – √bhuj), mutta (đã giải thoát – √muc),…
‘m, n, r’+ta = ‘m, n, r’ bị xoá bỏ như gata (đã đi – √gam+ta), hata (đã giết – √han), mata (đã suy nghĩ – √man),…
‘c, ch, j, jh’+ta = kk, kkh, gg, ggh như bhagga (đã phân tán – √bhaj),…
‘p, ph, b, bh’+ta = tt, tth, dd, ddh như laddha (đã nhận được – √labh),…
‘s’+ta = ttha, ṭṭha như kattha (đã cày), haṭṭha (đã cười)
‘m’+ta = nt như khanta (đã chịu đựng)…
(2) +na
– Ngữ căn (kết thúc với ‘d, n’)+na: √bhid+na = bhinna (đã bể), √chin+ta = chinna (đã chặt/cắt)
√kir+na = kiṇṇa (đã rắt/tung)
Lưu ý:
Nếu ngữ căn hoặc động từ cơ bản là nội động từ thì qkpt. là năng động như: √bhū+ta = bhūta (đã là). Qkpt. năng động cũng được tạo nên bằng cách thêm ‘-vant, -mant, -āvin’ (xem Tính từ sở hữu). Nó hoà hợp với chủ từ/ngữ về tính-số-cách như: rukkho patito (hoti) (cây ngã) patati = pat+(i)+ta = patita
Nếu ngữ căn hoặc động từ cơ bản là ngoại động từ thì qkpt. là bị động như: √han+ta = hata (đã giết), dese+i+ta = desita (đã thuyết). Nó hoà hợp với túc từ/vị ngữ về tính-cách-số như: migo diṭṭho purisena (hoti) (con nai bị nam nhân thấy)
Một số ví dụ về qkpt.
Āgacchati = ā+√gam+ta = āgata (đã đến)
Āneti = ā+√nī+ta = ānīta (đã mang/đem lại)
Apagacchati = apa+√gam+ta = apagata (đã đi mất)
Bandhati = √bad+ta = baddha, bandhita (đã trói/cột)
Bhavati = √bhū+ta = bhūta (đã là/trở thành)
Bhindati = √bhid+na = bhinna, bhindita (đã bể)
Bhuñjati = √bhuj+ta = bhutta, bhuñjita (đã ăn)
Carati = √car+na = ciṇṇa, carita (đã đi dạo/thực hành)
Chādeti = √chād+na = channa, chādita (đã che đậy)
Chindati = √chid+na = chinna, chindita (đã chặt/cắt)
dahati = √dah+ta = daḍḍha (đã đốt/thắp)
ḍasati = √ḍas+ta = daṭṭha (đã cắn)
hanti/hanati = √han+ta = hata (đã giết)
harati = √har+ta = haṭa (đã mang/lấy đi)
hoti = √bhū+ta = bhūta (đã là )
icchati = √is+ta = iṭṭha, icchita (đã muốn)
jānāti = √ñā+ta = ñāta, jānita (đã biết)
jāyati = √jan+ta = jāta (đã sanh)
karoti = √kar+ta = kata (đã làm)
kasati = √kas+ta = kaṭṭha, kasita (đã cày)
kiṇāti = √kī+ta = kīta, kiṇita (đã mua)
marati = √mar+ta = mata (đã chết)
muccati = √muc+ta = mutta (đã được giải thoát)
muñcati/moceti = √muc+ta = mutta, muñjita, mocita (đã giair thoát)
nikkhamati = nis+√kam+ta = nikkhanta (đã rời khỏi)
pacati = √pac+ta = pakka (đã nấu)
paharati = pa+√har+ta = pahaṭa, paharita (đã đánh/tấn công)
pajāhāti = pa+√hā+ta = pahīna, pajahita (đã từ bỏ/đoạn trừ)
pāpunāti = pa+√ap+ta = patta (đã chứng đạt)
passati = √dis+ta = diṭṭha, passita (đã thấy)
phusati = √phus+ta = phuṭṭha, phusita (đã đụng)
pivati = √pā+ta = pīta (đã uống)
rūhati/rohati = √ruh+ta = rūḷha (đã phát triển/trưởng thành)
suṇāti = √su+ta = suta (đã nghe)
tiṭṭhati = √ṭhā+ta = ṭhita (đã đứng)
tussati = √tus+ta = tuṭṭha (đã được vui thich/hoan hỷ)
vacati = √vac+ta = vutta (đã nói)
vadati = √vad+ta = udita, vadita (đã nói)
vapati = √vap+ta = vutta, vapita (đã gieo)
vasati = √vas+ta = vuttha, vasita (đã sống)
Sự khác nhau giữa Hiện tại phân từ (htpt) và Quá khứ phân từ (qkpt): Htpt. có nghĩa năng động và chỉ hành động xảy ra đồng thời với động từ chính; còn Qkpt. có nghĩa bị động và chỉ hành động xảy ra trước động từ chính.
Ví dụ: Sāvatthiyaṃ viharanto Buddho amhākaṃ dhammaṃ deseti. (Đức Phật thuyết pháp cho chúng tôi khi đang trú tại Sāvatthī). Mayaṃ Buddhena desitaṃ dhammaṃ uggaṇhāma. (Chúng tôi học Pháp do đức Phật thuyết)
*Khả Năng Phân Từ (khnpt.): là từ chuyển hoá được tạo nên từ ngữ căn hoặc động từ cơ bản + hậu tố ‘tabba, anīya’ để diễn đạt ý nghĩa thụ động và thường được dịch là “đáng/nên được”. Ví dụ: Na bālo sevitabbo paṇḍito pana sevitabbo (hoti). (Kẻ ngu không đáng thân cận, nhưng bậc trí thì đáng thân cận).
Cách thành lập:
(1) +tabba
– Động từ cơ bản+(i)+ta: bhuñja+(i)+tabba = bhuñjitabba (đáng được ăn)
– Ngữ căn+ta: √kar+tabba = kattabba (đáng được làm); √dā+tabba = dātabba (đáng được cho)
(2) +anīya
– Động từ cơ bản (thể sai khiến)+ta: kārāpe+anīya = kārāpanīya (đáng sai làm)
– Ngữ căn+ta: √bhuj+anīya = bhojanīya (đáng được awn); √pā+anīya = pānīya (đáng được uống)
Lưu ý: Khnpt. luôn đi với công cụ cách và hoà hợp với chủ từ/ngữ về tính-số-cách.
Một số ví dụ về khnpt.
Dadāti = √dā+tabba = dātabba (đáng được cho)
Neti = √nī+tabba = netabba (đáng được dẫn dắt)
Suṇāti = √su+tabba = sotabba (đáng được nghe)
Karoti = √kar+anīya = karanīya (đáng được làm)
Pacati = √pac+anīya = paccanīya (đáng được nấu)
Bhuñjati = √bhuj+anīya = bhojanīya (đáng được ăn)
Karoti = √kar+tabba = kattabba (đáng được làm)
Gacchati = √gam+tabba = gantabba (đáng được đi)
Vadati = √vad+tabba = vattabba (đáng được nói)
Bhuñjati = √bhuj+tabba = bhottabba (đáng được ăn)
Labhati = √labh+tabba = laddhabba (đáng được có)
Pivati = √pā+anīya = pānīya (đáng được uống).
Bhavati = √bhū+anīya = bhavanīya (nên trở thành)
Suṇāti = √su+anīya = savanīya (đáng được nghe)
Uggaṇhāti = uggaṇhā+(i)+tabba = uggaṇhitabba (đáng được học)
Chindati = chinda+(i)+tabba = chinditabba (đáng bị cắt/chặt)
Nisīdati = nisīda+(i)+tabba = nisīditabba (đáng được ngồi)
Pacati = paca+(i)+tabba = pacitabba (đáng được nấu)
Bhavati = bhava+(i)+tabba = bhavitabba (đáng được là)
Bhuñjati = bhuñja+(i)+tabba = bhuñjitabba (đáng được ăn)
Rakkhati = rakkha+(i)+tabba = rakkhitabba (đáng được hộ trì)
Vandati = vanda+(i)+tabba = vanditabba (đáng được đảnh lễ)
ĐẠI TỪ (sabbanāma)
Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế cho danh từ, tính từ trong câu để khỏi lặp lại các từ ấy. Có nhiều loại đại từ trong Pāḷi ngữ
1. Nhân xưng đại từ:
gồm 3 đại từ chính (amha, tumha, ta) đại diện cho 3 ngôi. Amha dùng cho ngôi thượng (uttamapurrisa), tức ngôi thứ nhất trong tiếng Việt. Tumha dùng cho ngôi trung (majjhimapurrisa), tức ngôi thứ hai trong tiếng Việt. Ta dùng cho ngôi nhất (paṭhamapurisa), tức ngôi thứ ba trong tiếng Việt. Chúng không được phân tính và chỉ có 7 biến cách (trừ Hô cách).
Amha (tôi) | ||
Cách | Số ít | Số nhiều |
1 | ahaṃ | mayaṃ, amhe, no |
2 | maṃ, mamaṃ | amhe, amhākaṃ, no |
3 | mayā, me | amhebhi, amhehi, no |
5 | mayā | amhebhi, amhehi |
4&6 | mama, mayhaṃ, mamaṃ, me | amhaṃ, amhākaṃ, no |
7 | mayi | amhesu. |
Tumha (bạn) | ||
Cách | Số ít | Số nhiều |
1 | tvaṃ, tuvaṃ | tumhe |
2 | taṃ, tvaṃ tavaṃ, tuvaṃ | tumhe, tumhākaṃ, vo |
3 | tvayā, tayā, te | tumhehi, tumhebhi, vo |
5 | tayā | tumhehi, tumhebhi |
4 & 6 | tava, tuyhaṃ, tumhaṃ, te | tumhaṃ, tumhākaṃ, vo |
7 | tvayi, tayi | tumhesu |
Lưu ý: Te, me, vo, và no không được dùng ở đầu câu.
Ta (hắn, nó) | ||||||
Cách | Nam tính | Trung tính | Nữ tính | |||
Si | Sn | Si | Sn | Si | Sn | |
1 | so | ne, te | naṃ, taṃ | nāni, tāni | sā | nā, tā, nāyo, tāyo |
2 | naṃ, taṃ | naṃ, taṃ | ||||
3 | nena, tena | ne(b)hi, te(b)hi | nena, tena | ne(b)hi, te(b)hi | nāya, tāya | nā(b)hi, tā(b)hi |
5 | asmā, nasmā, tasmā, namhā, tamhā | asmā, nasmā, tasmā, namhā, tamhā | ||||
4&6 | assa, nassa, tassa | nesaṃ, nesānaṃ, tesānaṃ, tesaṃ | assa, nassa, tassa | nesaṃ, nesānaṃ, tesānaṃ, tesaṃ | tissāya, tassāya, assāya, nassāya, assā, nassā, tissā, tassā, nāya, tāya | nāsaṃ, (nāsānaṃ), tāsaṃ, (tāsānaṃ) |
7 | asmiṃ, nasmiṃ, tasmiṃ, namhi, tamhi | nesu, tesu | asmiṃ, nasmiṃ, tasmiṃ, namhi, tamhi | nesu, tesu | assaṃ, nassaṃ, tissaṃ, tassaṃ, nāyaṃ, tāyaṃ | nāsu, tāsu |
2. Chỉ thị đại từ:
gồm các từ chỉ người hay vật có vị trí xác định như ima (này), ta (ấy, đó), eta (đó), amu (như vậy)
Ima (này, cái này) | ||||||
Cách | Nam tính | Trung tính | Nữ tính | |||
Si | Sn | Si | Sn | Si | Sn | |
1 | ayaṃ | ime | idaṃ, imaṃ | imāni | ayaṃ | imā, imāyo |
2 | imaṃ | imaṃ | ||||
3 | anena, iminā | e(b)hi, ime(b)hi | anena, iminā | e(b)hi, ime(b)hi | imāya | imā(b)hi |
5 | asmā, imasmā, imamhā | asmā, imasmā, imamhā | ||||
4&6 | assa, imassa | esaṃ, esānaṃ, imesaṃ, imesānaṃ | assa, imassa | esaṃ, esānaṃ, imesaṃ, imesānaṃ | assāya, imissāya, assā, imissā, imāya | imāsaṃ, imāsānaṃ |
7 | asmiṃ, imasmiṃ, imamhi | esu, imesu | asmiṃ, imasmiṃ, imamhi | esu, imesu | assaṃ, imissaṃ, imissā, imāyaṃ | imāsu |
Eta (đó, cái đó) | ||||||
Cách | Nam tính | Trung tính | Nữ tính | |||
Si | Sn | Si | Sn | Si | Sn | |
1 | eso | ete | etaṃ | etāni | esā | esā, esāyo |
2 | etaṃ | etaṃ | ||||
3 | etena | ete(b)hi | etena | ete(b)hi | etāya | etā(b)hi |
5 | etasmā, etamhā | etasmā, etamhā | ||||
4&6 | etassa | etesaṃ, etesānaṃ | etassa | etesaṃ, etesānaṃ | etissāya, etissā, etāya | etāsaṃ, etāsānaṃ |
7 | etasmiṃ, etamhi | etesu | etasmiṃ, etamhi | etesu | etissaṃ, etāyaṃ (etāya) | etāsu |
Amu (như vậy) | ||||||
Cách | Nam tính | Trung tính | Nữ tính | |||
Si | Sn | Si | Sn | Si | Sn | |
1 | assu, amu | amū | aduṃ | amū, amūni | asu, amu | amū, amuyo |
2 | amuṃ | amuṃ | ||||
3 | amunā | amū(b)hi, amu(b)hi | amunā | amū(b)hi, amu(b)hi | amuyā | amū(b)hi, [amu(b)hi] |
5 | amusmā, amumhā | amusmā, amumhā | ||||
4&6 | amussa, adussa | amūsaṃ, amūsānaṃ, amusaṃ, amusānaṃ | amussa, adussa | amūsaṃ, amūsānaṃ, amusaṃ, amusānaṃ | amussā, amuyā | amūsaṃ, amūsanaṃ |
7 | amusmiṃ, amumhi | amūsu, amusu | amusmiṃ, amumhi | amūsu, amusu | amussaṃ, amuyaṃ, amuyā | amūsu (amusu) |
3. Phiếm chỉ đại từ:
gồm các từ chỉ người hay vật mà không xác định rõ như ya (ai, cái nào), añña (khác, cái khác), aññatara (nọ, cái nọ),…
Ya (ai, cái nào) | ||||||
Cách | Nam tính | Trung tính | Nữ tính | |||
Si | Sn | Si | Sn | Si | Sn | |
1 | yo | ye | yaṃ | yāni | yā | yā, yāyo |
2 | yaṃ | yaṃ | ||||
3 | yena | ye(b)hi | yena | ye(b)hi | yāya | yā(b)hi |
5 | yasmā, yamhā | yasmā, yamhā | ||||
4&6 | yassa | yesaṃ, yesānaṃ | yassa | yesaṃ, yesānaṃ | yassā, yāya | yāsaṃ, yāsānaṃ |
7 | yasmiṃ, yamhi | yesu | yasmiṃ, yamhi | yesu | yassaṃ, yāyaṃ | yāsu |
Các đại từ sau đây có biến cách như đại từ ‘ya’
Añña: khác, cái khác
Aññatara: cái nọ, cái nào đó
Para: cái khác
Pubba: cái trước
Sabba: tất cả, mọi
Ubhaya: cả hai
Apara: cái khác nữa
Itara: cái kia
4. Nghi vấn đại từ:
gồm các từ dùng trong ý nghĩa hỏi như ka (cái gì? ai?), kati (bao nhiêu?)
Ka (cái gì? ai? cái nào?) | ||||||
Cách | Nam tính | Trung tính | Nữ tính | |||
Si | Sn | Si | Sn | Si | Sn | |
1 | ko | ke | kiṃ | kāni | kā | kā, kāyo |
2 | kaṃ | ke | kiṃ | kāni | kaṃ | kā, kāyo |
3 | kena | ke(b)hi | kena | ke(b)hi | kāya | kā(b)hi |
5 | kasmā, kamhā | kasmā, kamhā | ||||
4&6 | kassa, kissa | kesaṃ, kesānaṃ | kassa, kissa | kesaṃ, kesānaṃ | kāya, kassā | kāsaṃ, kāsānaṃ |
7 | kasmiṃ, kismiṃ, kamhi, kimhi | kesu | kasmiṃ, kismiṃ, kamhi, kimhi | kesu | kassaṃ, kāyaṃ | kāsu |
Kati (bao nhiêu?) | |
Cách | Số nhiều |
1 | kati |
2 | kati |
3&5 | katī(b)hi |
4 & 6 | katinaṃ |
7 | katisu |
Đọc Hiểu và Bài Tập
Phần đọc hiểu
Itipiiti (bbt) như vậy+api (bbt) cũng so(đat, cc, si) ấy/đó bhagavā,(tt, cc, si) Thế Tôn 1. arahaṃ(tt, cc, si) 2. sammāsambuddhosammā+sambuddho (qkpt, cc, si) bậc đã chánh giác 3. vijjācaraṇasampannovijjā (nut) trí+caraṇa (trut) hạnh+sampanno (qkpt, cc, si) bậc đã thành tựu 4. Sugatosu+gato (qkpt, cc, si) bậc đã đi 5. lokavidūloka+vidū (tt, cc, si) bậc trí giả 6. Anuttaro(tt) cao quý purisadammasārathipurisa (nt) nam nhân+damma (tt) điều phục+sārathi (nt, cc, si) phu xa 7. satthā(nt, cc, si) bậc Đạo sư devamanussānaṃdeva (nt) chư Thiên+manussānaṃ (nt, shc, sn) của nhân loại 8. Buddho(nt, cc, si) đức Phật 9. bhagavā(nt, cc, si) Thế Tôn. (Ngài là bậc Thế Tôn, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Ðiều Ngự Trượng Phu, Vô Thượng Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.)
1. Svākkhātosu+akkhāto (qkpt, cc, si) được khéo thuyết bhagavatā dhammo 2. Sandiṭṭhiko(saṃ+diṭṭha+ika, tt, cc, si) rõ để thấy 3. akāliko(a+kāla+ika, tt, cc, si) ngoài thời gian 4. Ehipassikoehi (đt) hãy đến+passa (đt) hãy thấy+ika 5. Opaneyyikoupa (ttô) gần+neyya (tt) được hướng đến+ika 6. paccattaṃ(tt, cc, si) tự mình veditabbo(khnpt, cc, si) đáng biết viññūhi(nt, ccc, sn) bởi các trí giả. (Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người có trí chứng hiểu.)
1. Suppaṭipannosu (ttô) khéo+paṭipanno (qkpt, cc, si) đã tròn đủ Bhagavato sāvakasaṅghosāvaka (nt) đệ tử+saṅgho, 2. Ujuppaṭipannouju (tt) thẳng Bhagavato sāvakasaṅgho, 3. ñāyappaṭipannoñāya (nt) phương pháp Bhagavato sāvakasaṅgho, 4. sāmīcipaṭipannosāmīci (nut) đúng Bhagavato sāvakasaṅgho, yadidaṃ(trt) tức là cattāri purisayugānipurisa+yugāni (trut, cc, si) đôi/cặp, aṭṭha purisapuggalā. Esa bhagavato sāvakasaṅgho 5. āhuneyyo(tt, cc, si) đáng được cung kính 6. pāhuneyyo(tt, cc, si) đáng được tôn trọng 7. Dakkhiṇeyyo(tt, cc, si) đáng cúng dường 8. añjalikaraṇīyoañjali (nut) chắp tay+karaṇīyo (tt, cc, si) đáng được làm, 9. anuttaraṃ puññakkhettaṃpuñña (trut) phước+khettaṃ (trut, cc, si) ruộng lokassa. (Diệu hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Như lý hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Chánh hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn, đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.)
Bài tập số 6
1. Ahaṃ hiyyo gāmamhā idhāgato.
2. Buddho bhikkhūhi ca upāsakehi ca vandito pūjito ca atthi.
3. Kuhiṃ ṭhito tvaṃ gehaṃ āgataṃ coraṃ passasi?
4. Suriyo uggato hoti, tumhe pana idāni pi sayatha.
5. Puttehi dhītarehi ca pitaro mātaro ca vanditabbā honti.
6. Senāpatinā arīhi muñcitaṃ bhātikaṃ disvā gahapati atīva tuṭṭho hoti.
7. Mayā dīyamānaṃ bhuñjitabbaṃ bhuñjituṃ bahū yācakā āgacchanti
8. Tumhehi dānāni dātabbāni, sīlāni rakkhitabbāni, puññāni kātabbāni (honti)
9. Bhante imasmiṃ sāsane kati dhurāni honti?
10. Therena anusiṭṭhā manussā pāṇātipātā viratā honti.
Ngữ vựng:
Hiyyo, hīyo (trt): hôm qua
Gāma (nt, trut): làng
Idhāgato = idha + āgato [idha (trt) ở đây]
Upāsako (nt) cận sự nam
Vandati (√vand+a+ti): đảnh lễ
Pūjeti (√pūj+e+ti): cúng dường
Kuhiṃ (trt): ở đâu?
Tiṭṭhati (√ṭhā+a+ti): đứng
Coro (nt): tên trộm
Passati (√dis+a+ti): nhìn thấy
Suriyo (nt): mặt trời
Uggachati (ud+√gam+a+ti): nổi lên
Sayati (√si+a+ti): ngủ
Putto (nt): con trai, nam tử
Dhītu (nut) con gái, nữ tử
Pitu (nt) cha
Mātu (nut) mẹ
Senāpati (nt) tướng quân
Ari (nt) kẻ thù
Bhātiko (nt) anh trai
Disvā (danh động từ của passati): sau khi thấy
Gahapati (nt) gia chủ
Atīva (trt) rất nhiều
Tussati (√tus+a+ti): được hoan hỷ
Hoti (√bhū>hū+ti): thì, là
Bhuñjati (√bhuj+ṃ-a+ti): ăn
Bahu (tt) nhiều
Yācako (nt) kẻ ăn xin
Āgacchati (ā+√gam+a+ti): đi về/lại
Dāna (trut): vật thí
Sīla (trut) giới
Rakkhati (√rakkh+a+ti): hộ trì, bảo vệ
Puñña (trut): phước báu
Karoti (√kar+o+ti): làm, tác tạo
Sāsanaṃ (trut) giáo Pháp
Dhura (trut): gánh nặng, phận sự
Thero (nt): vị trưởng lão
Anusāsati (anu+√sās+a+ti): giáo huấn, chỉ dạy
Viramati (vi+√ram+a+ti): kiêng tránh, chế ngự
Nhóm tổ chức lớp Đọc hiểu Pāḷi
—————————————
Email: dochieupali@gmail.com
FB: www.facebook.com/groups/dochieupali
Zalo: https://zalo.me/g/tswjmg798
Tổng hợp tài liệu: Đọc Hiểu Pali – Tổng Hợp Link & Tài Liệu Bài Học – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)
* Tài liệu này để các học viên trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo hướng dẫn tham khảo. Do sự thỉnh mời của một số quý vị thiền sinh mong muốn học tiếng Pali, đây là lớp đầu tiên Sư Thiện Hảo giảng dạy online, và tài liệu này không tránh khỏi có những chỗ chưa hoàn thiện, thậm chí có những chỗ sai ngoài ý muốn. Chúng tôi kính mong quý vị hoan hỷ góp ý để tài liệu và lớp học được hoàn thiện tốt hơn. Nguyện Dhamma được trường tồn và đem lại lợi lạc cho phần đông.
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)