Giáo Trình Pali 2 – Danh Từ Hợp Thể: Hợp Thể Danh Từ Tương Thuộc & Hợp Thể Hội Tụ

HỢP THỂ DANH TỪ TƯƠNG THUỘC (TAPPURISA – SAMĀSA)

(39)Nếu hai danh từ liên hệ với nhau một cách ngoài chủ cách, được tiếp cận nhau, thì gọi là hợp thể tương thuộc.

a Thành phần đầu, có thể ở bất cứ biến cách nào ngoại trừ chủ cách và hô cách, thường định tính hay xác định cho thành phần cuối.

b Tánh và số của hợp thể được định đoạt bởi thành phần cuối.

Những hợp thể này có thể chia thành sáu nhóm tùy theo trường hợp những thành phần đầu của hợp thể ở vào biến cách nào:

Đệ nhị hợp thể : (Dutiyātappurisa) : Đối cách.

Đệ tam hợp thể : (Tatiyātappurisa) : Sở dụng cách.

Đệ tứ hợp thể : (Catutthītappurisa) : Chỉ định cách.

Đệ ngũ hợp thể : (Pañcamītappurisa) : Xuất xứ cách.

Đệ lục hợp thể (Chaṭṭhītappurisa) : Sở thuộc cách.

Đệ thất hợp thể : (Sattamītappurisa) : Định sở cách.

Ví dụ về sáu  nhóm ngữ cách hợp thể :

1- ĐỆ NHỊ HỢP THỂ

gāmaṃ + gato : gāmagato (đã đi đến làng)

sukhaṃ + patto : sukhappatto (đã đạt hạnh phúc, khoái lạc).

rathaṃ + ārūḷho : rathārūḷho (sau khi vào trong xe).

pamāṇaṃ + atikkanto : pamāṇātikkanto (quá lượng).

2 – ĐỆ TAM HỢP THỂ

Buddhena + desito : Buddhadesito (được thuyết giảng bởi Đức Phật).

sappena + daṭṭho : sappadaṭṭho (bị cắn bởi một con rắn).

raññā + hato : rājahato (bị giết bởi ông vua).

viññūhi + garahito : viññūgarahito (bị khinh bỉ bởi những hiền giả).

3 – ĐỆ TỨ HỢP THỂ

pāsādāya + dabbaṃ : pāsādadabbaṃ (vật liệu cho ngôi nhà).

rañño + arahaṃ : rājārahaṃ (xứng với một vị vua).

buddhassa + deyyaṃ : buddhadeyyaṃ (đáng được hiến cho phật).

yāguyā + taṇḍulā : yāgutaṇḍulā  (gạo để nấu cháo)

(40)Những hợp thể được lập bởi một vị biến từ với kāma (mong muốn) hay kāmatā (sự ước mong) được kể như ở trường hợp đệ tứ hợp thể hay hợp thể chỉ định cách :

gantuṃ + kāmo : gantukāmo (muốn đi).

sotuṃ + kāmatā : sotukāmatā (muốn nghe).

vattuṃ + kāmo : vattukāmo (muốn nói).

dātuṃ + kāmatā : dātukāmatā (muốn cho).

4 – ĐỆ NGŨ HỢP THỂ

rukkhā + patito : rukkhapatito (bị rơi từ cây xuống).

bandhanā + mutto : bandhanamutto (được thoát khỏi sự trói buộc giam cầm)

rājamhā + bhīto : rājabhīto (sợ ông vua)

duccaritato + virati : duccaritavirati (tránh hành vi bất thiện, tránh thói xấu).

5 – ĐỆ LỤC HỢP THỂ

jinassa + vacanaṃ : jinavacanaṃ (lời của Phật, lời của Bậc Chiến Tháng).

rañño + putto : rājaputto (con trai của vua).

dhaññānaṃ + rāsi : dhaññarāsi (một đống lúa).

pupphānaṃ + gandho : pupphagandho (mùi hương của hoa) .

6 – ĐỆ THẤT HỢP THỂ

gāme + vāsī : gāmavāsī (người ở làng, dân làng).

dhamme + rato : dhammarato (thích thú với giáo pháp, pháp hỷ).

vane + pupphāni : vanapupphāni (hoa rừng, hoa dại).

kūpe + maṇḍūko : kūpamaṇḍūko  (ếch ngồi đáy giếng).

(41)Trong đoạn 31 có nói rằng trong một số hợp thể, ngữ vĩ của thành phần đầu không bị hủy bỏ. Trong trường hợp như vậy, hợp thể được gọi là Aluttasamāsa. Những tỉ dụ về trường hợp này phần nhiều được tìm thấy trong đệ thất hợp thể :  

pabhaṃ + karo : pabhaṅkaro (vật làm phát ánh sáng; mặt trời).

ante + vāsiko : antevāsiko (một học trò nội trú, môn sinh).

paṅke + ruhaṃ : paṅkeruhaṃ (mọc trong bùn, hoa sen, hoa súng…).

manasi + kāro : manasikāro (sự tác ý).

(42)Còn có một loại hợp thể danh từ trong đó thành phần cuối là một chuyển hóa ngữ động từ không thể đứng độc lập. Nó được gọi là Hợp thể Upapada. Ví dụ :

kuṃbhaṃ karotī’ ti : kuṃbhakāro (người thợ gốm)

dhammaṃ caratī’ ti : dhammacārī (người tuân giữ pháp)

urena gacchatī’ ti : urago (một con rắn)

attamhā jāto : attajo (con ruột)

pabbate tiṭṭhatī’ ti : pabbataṭṭho (người đứng trên một tảng đá)

Chú ý :

kāro, go, joṭho trong những ví dụ trên không được cùng một mình. Chỉ trong các hợp thể chúng mới ở trong hình thức này.

HỢP THỂ HỘI TỤ (DVANDASAMĀSA)

(43)Hai hay nhiều danh từ được nối liền bởi liên từ ca (và) có thể phối hợp để bỏ bớt những liên từ trung gian. Hợp thể danh từ ấy gọi là hợp thể hội tụ.

Những thành phần của hợp thể này phải đồng đẳng khi chưa phối hợp (nghĩa là không  phụ thuộc lẫn nhau). 

Có hai loại hợp thể hội tụ :

Asamāhāra

Samāhāra

1) Loại Hợp thể đầu ở về số nhiều và lấy giống và biến cách của thành phần cuối.

2) Loại Hợp thể thứ hai lấy hình thức trung tánh số ít và trở thành một danh từ tổng hợp bất kể số lượng của thành phần là bao nhiêu. Điều này áp dụng cho những tên chim, những phần trong thân thể, cây cỏ, các nghệ thuật, nhạc khí …

Ví dụ :

1 – Asamāhāradvanda

Samaṇā ca brāhmaṇā ca : Samaṇabrahmaṇā  (sa môn và những người Bà la môn).

Cando ca suriyo ca : Candosuriyā (mặt trăng và mặt trời)

Devā ca manussā ca : Devamanussā (chư thiên và người).

Mātā ca pitā ca : Mātāpitaro ( cha mẹ).

Surā ca asurā ca narā ca nāgā ca yakkhā ca : surāsuranaranāgayakkhā (trời, a tu la, người, rồng và quỷ).

2 – Samāhāradvanda

Tất cả những thành phần của Hợp thể hội tụ vì là đồng đẳng, nên có vấn đề thứ tự của vị trí chúng trong Hợp thể. Những luật sau đây được áp dụng về phương diện thứ tự :

Những danh từ ngắn được đặt trước dài

Những danh từ có vĩ ngữ i và u được đặt trước.

Ví dụ : 

Gītañ ca vāditañ ca : Gītavāditaṃ (hát, và nhạc).

Cakkhu ca sotañ ca : Cakkhusotaṃ (mắt và tai).

Jarā ca maraṇañ ca  : Jarāmaraṇaṃ (già lão tử và chết).

Hatthino ca assā ca rathā ca pattikā ca : hatth’ assarathapattikaṃ” (voi, ngựa, xe và bộ binh).

Hatthī ca gāvo ca assā ca vaḷavā ca : hatthigavāssavaḷavaṃ (voi, bò, ngựa và ngựa cái).

BÀI-TẬP 8

DỊCH RA TIẾNG VIỆT

1/ “Mahāsatto pana āgacchanto kahāpaṇasahassena saddhiṃ ekaṃ sāṭakaṃ taṃbūlapasibbake ṭhapetvā āgato.”  (J. Mahosadha).

2/ “Uttamaṅgaruhā mayhaṃ

Ime jātā vayoharā;

Pātubhūtā devadūtā;

Pabbajjāsamayo mama.”  (J. Makhādeva).

3/ Paṇḍito uppāditadhanañ ca āhaṭadhanañ ca sabbaṃ tassā mātāpitunnaṃ datvā te samassāsetvā taṃ ādāya nagaraṃ eva agamāsi.

4/ “Jarasakko amhe matte katvā mahāsamuddapiṭṭhe khipitvā amhākaṃ devanagaraṃ gaṇhi; mayaṃ tena saddhiṃ yujjhitvā amhākaṃ devanagaraṃ eva ganhissāma”.  (J. Kulāvaka).

5/ “Tassa gamanamagge simbalīvanaṃ tālavanaṃ viya chijjitvā samuddapiṭṭhe pati; supaṇṇa potakā samuddapiṭṭhe parivattantā mahāravaṃ raviṃsu.” (Ibid).

6/ “Mahāmāyādevī… gandhodakena nahāyitvā cattāri satasahassāni vissajjetvā mahādānaṃ datvā… alaṅkatapaṭiyattaṃ sirigabbhaṃ pavisitvā sirisayane nipannā… imaṃ supinaṃ addasa.” (J. Nidāna).

7/ “Dvinnaṃ pana nagarānaṃ antare ubhayanagaravāsīnaṃ pi Lumbinīvanaṃ nāma maṅgalasālavanaṃ atthi.”  (Ibid).

8/ Sakalaṃ Lumbinīvanaṃ cittalatāvanasadisaṃ mahānubhāvassa rañño susajjitaāpānamaṇḍalaṃ viya ahosi.”  (Ibid).

9/ “Bodhisatto pana dhammāsanato otaranto dhammakathiko viya dve hatthe dve pāde ca pasāretvā… kāsikavatthe nikkhittamaṇiratanaṃ viya jotanto mātukucchito nikkhami.”  (Ibid).

10/ “Ath’ ekadivasaṃ bodhisatto uyyānabhūmiṃ gantukāmo sārathiṃ āmantetvā’ rathaṃ yojehī’ ti āha.”  (Ibid).

NGỮ VỰNG
  • Āgacchanta : đi đến (h.t.pt.).
  • Āpānamaṇḍala : phòng tiệc (trung).
  • Āmantetvā : sau khi gọi (b.b.q.k.p.t)
  • Uttamaṅgaruha: tóc (trên đầu) (nam).
  • Uppādita : được dựng lên, được sản xuất (q.k.p.t).
  • Uyyānabhūmi: vườn hoa, vườn (nữ).
  • Otaranta : lấy xuống (h.t.pt.).
  • Kahāpaṇa : một đồng tiền (nam); (trung).
  • Kāsikavattha :  vải dệt ở Kāsi (trung).
  • Khipitvā : sau khi ném (b.b.từ) .
  • Gandhodaka : nước thơm (trung).
  • Gamanamagga : con đường phải đi (trung).
  • Cittalatāvana : tên một chỗ vui chơi ở trong cung thành của Đế Thích.
  • Jarasakka : Đế Thích, vua trời (nam).
  • Jāta : được sinh ra
  • Jotanta: đỏ rực (h.t.pt.).
  • Tambūla : lá trầu (trung) .
  • Tālavana : rừng cây bối đa (trung).
  • Devadūta : sứ giả cõi trời (nam) .
  • Dhammāsana : pháp tòa (trung) .
  • Dhammakathika: người thuyết pháp, giảng sư (nam) . 
  • Nagaravāsī : thị dân (nam) .
  • Nikkhitta : được giữ, được đặt (qkpt).
  • Nipanna : nằm xuống (q.k.p.t) .
  • Paṭiyatta : được chuẩn bị, soạn sẵn (q.k.p.t).
  • Paṭivedeti : thông báo.
  • Pabbajjāsamaya: thời xuất gia lúc để tu hành (nam) .
  • Payojayati : thi hành (đ.từ) .
  • Parivattanta : lặn, quay (htpt).
  • Pasāretvā : sau khi duỗi dài (bbqkpt).
  • Pasibbaka : túi tiền (nam) .
  • Pātubhūta : biểu lộ (q.k.p.t) .
  • Potaka : con cái, nhỏ (nam).
  • Maṅgala: điềm kiết tường, lành, tốt (t từ) .
  • Maṇiratana : ngọc mani (trung) (như ý bảo châu).
  • Matta : say sưa (q.k.p.t).
  • Mātukucchi : bụng mẹ (nam nữ) .
  • Yujjhitvā : sau khi chiến đấu (b.b.từ).
  • Ravi : la lên (đ.từ) .
  • Vayohara : giật lấy sinh mạng (t từ) .
  • Sadisa: giống, tương tự (t từ) .
  • Samasāsetvā : sau khi an ủi (bbqkpt).
  • Samuddapiṭṭha : mặt biển (trung) .
  • Simbalī : cây bông vải (nam) .
  • Supaṇṇa: một giống chim đẹp (nam).
  • Sāṭaka : vải choàng (nam) (trung).
  • Sirigabbha : phòng vua ở, hương phòng (nam)
  • Sirisayana : long sàng (trung) .
  • Supina : giấc chiêm bao (trung) .
  • Susajjita : khéo chuẩn bị, sửa soạn xong (qkpt). 
DỊCH RA PĀLI
LẬP THÀNH HỢP THỂ DANH TỪ KHI THÍCH HỢP.

  1. Người đàn ông đi về làng đã mang một đống lúa đến thành phố và bán chúng cho những thị dân.
  2. Sư tử, cọp, báo, beo và nai sẽ không sống trong một khu rừng bị đốt cháy.
  3. Trong những khu làng và những thành phố ở Tích Lan, có những cây dừa, cây thốt nốt (palmyras, cây ba tiêu (?)) cây mít, cây soài, và cây sakê ? (bread-fruit trees)
  4. Mặt trời, trăng và những vì sao di chuyển trong bầu trời đem lại (cho) ánh sang và niềm vui thú cho những người sống trong thế giới.
  5. Tất cả, già và trẻ, giàu và nghèo, đều bị (chịu đựng) đau đớn nhiều (lớn) khi (chúng) bị rắn cắn.
  6. Con khỉ, khi bị rơi từ cành cây kia, đã bị cắn bởi những con chó trong làng.
  7. Những con ngựa, gia súc, trâu (bò) dê và cừu khi được thoát khỏi sự giam giữ, đã lang thang trong những rừng và cánh đồng để ăn cỏ và uống nước.
  8. Con ếch ở trong một cái giếng xem cái giếng là chỗ chứa nước lớn nhất trên đời (thế giới); cũng thế, một người điên rồ nghĩ tri thức của mình là rất quảng bác (rộng).
  9. Khi ấy Đấng Giác Ngộ, sau những bảy ngày kia, đã đứng dậy khỏi chỗ ngồi ở gốc cây Bồ đề và đi đến cây bàng (?) ở Ajapāla.
  10. 10. Những thương gia Tapussa và Bhalluka cúi đầu kính lễ dưới chân Đức Thế Tôn và nói: “ Bạch Ngài, chúng con xin quy y Phật và Pháp”.
  11. 11.Bấy giờ vị thái tử trẻ tuổi bảo người đánh xe của ngài sửa soạn cỗ xe vương giả, nói : “ Chúng ta hãy đi đến khu vườn chơi”.
  12. 12.Vào lúc ấy, Đức Phật Nhiên Đăng (Dīpaṅkara) được tháp tùng bởi một trăm ngàn vị thánh, đã đến đô thị Ramma, và nghỉ trong ngôi chùa lớn Sudassana.
NGỮ VỰNG
  • Tháp tùng bởi : parivuta (qkpt)
  • Sai bảo : āṇāpesi 
  • Trâu : mahisa (nam)
  • Cây bàng : nigrodha (nam)
  • Con beo : accha (nam)
  • Cây sakê :labuja (nam)
  • Niềm vui thích : pīti (nữ)
  • Chỗ chứa : āsaya, ākara (nam)
  • Quảng bác : patthaṭa (tt)
  • Ếch : maṇḍūka (nam)
  • Lớn nhất : mahattama (tt)
  • Cung kính : gāravena, sagāravaṃ (trt)
  • Tri thức : ñāṇa (trung)
  • Bạch Thế Tôn : bhante (hô cách)
  • Sửa soạn : yojeti, paṭiyādeti (đt)
  • Xoài : amba (nam)
  • Di chuyển : sañcarati (đt)
  • Đau đớn : vedanā (nữ)
  • Vườn chơi : uyyāna (trung)
  • Nghèo : dukkhita, deḷidda (tỉnh từ)
  • Tới nơi, đến nơi : upāgami (đt)
  • Bảo, nói (rằng) : vadanta (htpt)
  • Cừu : meṇḍa (nam)
  • Sao : tārakā (nữ)
  • Chịu đựng : vindati (đt)
  • Cọp : vyaggha  (nam)
  • Nghỉ lại, ở, trú : vihari (đt)
  • Rửa : dhovana (htpt)
  • Cái giếng : kūpa (nam)
  • Đi đón : paccuggamanaṃ kari (đt)
PHỐI HỢP NHỮNG CHỮ SAU ĐÂY :
Rukkhaṃ + ārūḷho.

Buddhena + bhāsito.

Rattaṃ + vattaṃ.

Seto + goṇo.

Rājato + bhayaṃ

Tisso + rattiyo

Cattāri + saccāni

Naccañ ca gītañ ca vāditañ ca

GIẢI THÍCH NHỮNG HỢP THỂ SAU

Gehagato. Chaḷāyatanaṃ. Mukha  -nāsikaṃ.

Alābho. Pattacīvaraṃ. Anasso.

Khattiya. Brāhmaṇā. Purāṇavihāro.

Mahāmoho. Gattilācariyo. Majjhimapuriso.

Mahosadha. Paṇḍito Dasasīlaṃ.

Dhamma Nanda

BQT trang Theravāda cố gắng sưu tầm thông tin tài liệu Dhamma trợ duyên quý độc giả tìm hiểu về Dhamma - Giáo Pháp Bậc Giác Ngộ thuyết giảng suốt 45 năm sau khi Ngài chứng đắc trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác vào đêm Rằm tháng 4, tìm hiểu thêm phương pháp thực hành thiền Anapana, thiền Vipassana qua các tài liệu, bài giảng, pháp thoại từ các Thiền Sư, các Bậc Trưởng Lão, Bậc Thiện Trí.