Pāli – Grammatical Term – Bhikkhu Nanamoli (vayama Bhikkhu Translated)
MAIN CONTENT
THUẬT TỪ VĂN PHẠM PĀLI
Nguyên tác: Grammatical term
Soạn giả: Bhikkhu Ñāṇamoli từ A Pali-English Glossary of Buddhist Technical Terms (BPS, Kandy 1994)
Được Ānandajoti Bhikkhu tái duyệt với những bổ sung thích đáng bởi Tái bản 2 (tháng 6 năm 2014)
(https://www.ancient-buddhist-texts.net/Textual-Studies/Grammar/Grammatical-Terms.htm)
Việt ngữ: Tỳ-khưu Thiện Hảo (Vāyāma Bhikkhu)
Tác phẩm gốc được tái bản với sự cho phép của Buddhist Publication Society, tác phẩm hoàn chỉnh có thể được mua tại đây: A Pali-English Glossary of Buddhist Technical Terms
Tôi đã viết một số ghi chú, bổ sung và sửa chữa cho danh sách này. Nguyên tắc bổ sung là thêm một phần liệt kê các điểm ngữ pháp Pāḷi cổ. Từ những bổ sung trên, nguồn chính của sách này phải là các tác phẩm của ngài Buddhaghosa.
Đối với tập danh sách này, tôi đã bổ sung nhiều thuật từ đề cập đến các sách và các phần, các chữ cái (akkhara), danh sách tiền tố (upasagga), nơi tôi đã đưa ra ý nghĩa và nhiều bổ sung linh tinh khác.
Tôi cũng đã tái duyệt tác phẩm để chắc rằng các danh sách được sắp xếp sẽ xuất hiện trở lại theo thứ tự bảng chữ cái, và các mục từ liên quan trong danh sách sau cũng xuất hiện trong danh sách trước. Điều này đã làm cho danh sách mở rộng hơn nhiều so với trước đây.
Vì tất cả những điều này đã được làm dựa trên cơ sở đặc biệt, nên tôi đánh giá cao bất kỳ đề xuất hoặc bổ sung nào được gửi đến để cải thiện tuyển tập này.
Ānandajoti Tỳ kheo Tháng 6 năm 2014
Danh Sách Được Lập
Sách và phần (gandha, kappa, kaṇḍa)
nirutti – ngôn ngữ học pakaraṇa, gandha – sách vyākaraṇa, saddanīti – văn phạm sutta, lakkhaṇa – quy tắc vutti – sự giải thích udāharaṇa – ví dụ gadya – văn xuôi padya – kệ/thơ chandas – nhịp thơ
vākya – câu pada – từ, âm tiết, cụm từ, câu, dòng kệ/thơ
Bốn phần trong câu nói (padajāti) của Pāḷi:
nāma – danh từ ākhyāta – động từ upasagga – tiếp đầu ngữ, tiền tố nipāta – tiểu/phân từ
Mẫu tự (akkhara)
sara – nguyên âm vyañjana – phụ âm rassa – đoản (nguyên âm hoặc âm tiết) dīgha – trường (nguyên âm hoặc âm tiết) garu – (nguyên âm) nặng lahu – (nguyên âm) nhẹ dhanita – (phụ âm) bật hơi/nhấn sithila – (phụ âm) không bật hơi/nhấn antaṭṭha – bán nguyên âm (y, r, l, v) sakāra – âm xuýt (như ‘s’) hakāra – âm xát hẹp (như ‘h’)
vagga – nhóm kavagga – nhóm ‘ka’ (k, kh, g, gh, ṅ) cavagga – nhóm ‘ca’ (c, j, ch, jh, ñ) ṭavagga – nhóm ‘ṭa’ (ṭ, ṭh, ḍ, ḍh, ṇ) tavagga – nhóm ‘ta’ (t, th, d, dh, n) pavagga – nhóm ‘pa’ (p, ph, b, bh, m)
kaṇṭhaja – âm yết hầu/cổ họng (a, ā,2 k, kh, g, gh, ṅ,3 h4) tāluja – âm vòm họng (i, ī,5 c, ch, j, jh, ñ,6 y) oṭṭhaja – âm môi (u, ū,7 p, ph, b, bh, m8) muḍḍhaja9 – âm uốn lưỡi (ṭ, ṭh, ḍ, ḍh, ṇ,10 ḷ, ḷh,11 r) dantaja – âm răng (t, th, dh, d, n,12 l, s)
2 Nguyên bản không có âm ‘ā’, nhưng theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì nó cũng thuộc âm yết hầu, nên nó mới được thêm vào.
3 Theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì ‘ṅ’ thuộc âm yết hầu và âm mũi (kaṇṭhanāsikaja).
4 Theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì ‘h’ có thể thuộc âm yết hầu tại 1 vị trí phát âm hoặc có thể thuộc âm ngực (uraja) nếu đứng sau ñ, ṇ, n, m, y, l, v, ḷ.
5 Nguyên bản không có âm ‘ī’, nhưng theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì nó cũng thuộc âm vòm họng, nên nó mới được thêm vào.
6 Theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì ‘ñ’ thuộc âm vòm họng và âm mũi (tālunāsikaja).
7 Nguyên bản không có âm ‘ū’, nhưng theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì nó cũng thuộc âm môi, nên nó mới được thêm vào.
8 Theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì ‘m’ thuộc âm môi và âm mũi (oṭṭhanāsikaja).
9 Trong Pāḷi không có chữ muḍḍha, theo PTS English Dictionary thì chỉ có muddha.
10 Theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì ‘ṇ’ thuộc âm uốn lưỡi và âm mũi (muddhanāsikaja)
11 Đây là phụ âm trong Sanskrit, không có trong Pāḷi ngữ.
12 Theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì ‘n’ thuộc âm răng và âm mũi (dantanāsikaja).
kaṇṭhatāluja – âm yết hầu & âm vòm họng (e) kaṇṭhoṭṭhaja – âm yết hầu & âm môi (o) dantoṭṭhaja – âm răng & âm môi (v)
ghosa – âm kêu/vang (g, gh, ṅ, ch, jh, ñ, ḍ, ḍh, ṇ, d, dh, n, b, bh, m, y, r, l, v, h) aghosa – âm không kêu/vang (k, kh, c, ch,13 j, jh,14 ṭ, ṭh, t, th, p, ph, s) anunāsika – âm mũi nāsika – âm mũi
Sandhi – sự nối vần/hợp âm: sarasandhi – hợp âm giữa các nguyên âm vyañjanasandhi – hợp âm giữa nguyên & phụ âm niggahītasandhi – hợp âm với âm mũi (ṃ) vomissakasandhi – hợp âm hỗn hợp lopa – sự đọc lướt âm vaṇṇavyavadhāna – mẫu tự ngăn cản hoặc chống lại luật sandhi (như maṃ ahāsi, sẽ không bao giờ thành mam-ahāsi) kālavyavadhāna – mẫu tự còn lại ngăn cản hoặc chống lại luật sandhi (như mātāpitu- upaṭṭhāna, sẽ không bao giờ thành mātāpitūpaṭṭhāna)
Từ liên quan đến danh từ
liṅga – tính, giống (liṅgavipallāsa: sự thay đổi tính ; tīṇi liṅgāni: 3 tính) pulliṅga – nam tính, giống đực itthiliṅga – nữ tính, giống cái napuṃsakaliṅga – trung tính, giống trung pumitthiliṅga – cả nam và nữ tính pumanapuṃsakaliṅga – cả nam và trung tính itthinapuṃsakaliṅga – cả nữ và trung tính sabbaliṅga – tất cả tính aliṅga – phi tính padhānaliṅga – danh từ (có giới từ chiếm ưu thế) appadhānaliṅga – tính từ (không có giới từ chiếm ưu thế) vāccaliṅga – tính từ
saṅkhyā – số (trong cách tạo từ) saṅkhyāpadhāna – (tính từ) số đếm saṅkhyāpūraṇa – (tính từ) số thứ tự
pūraṇa – dòng/hàng phụ
ekavacana – số ít bahuvacana – số nhiều
guṇapada – danh từ nāmanāma – danh từ, tên riêng
13 Nguyên bản không có phụ âm ‘ch’, nhưng theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì nó vẫn được thêm vào.
14 Nguyên bản không có phụ âm ‘jh’, nhưng theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì nó vẫn được thêm vào.
vyaya – có biến cách avyaya – không có biến cách, bất biến sabbanāma – đại từ guṇanāma, appadhāna – tính từ aniyamita – đại từ quan hệ (vd: yaṃ) niyamita – đại từ chỉ định (vd: taṃ)
samāsanāma – danh từ ghép/hợp thể taddhitanāma – danh từ phát sinh ngữ, thứ chuyển hoá ngữ kitakanāma – danh từ phát sinh ngữ, sơ chuyển hoá ngữ
Biến cách (danh từ) (vibhatti):
paccattavacana – chủ cách (paṭhamā: cách thứ nhất) āmantaṇavacana, ālapanavacana – hô cách [được tính là 1 phần của chủ cách] upayogavacana, kammavacana – đối cách (dutiyā: cách thứ 2) karaṇavacana – tặng cách (tatiyā: cách thứ 3) [Kaccāyana đã phân karaṇavacana thành 2 là công cụ và phương tiện, tác nhân hợp lý với các động từ bị động & động từ nguyên nhân] sampadānavacana – tặng cách (catutthī: cách thứ 4) apādānavacana, avadhi – xuất xứ cách (pañcamī: cách thứ 5) nissakkavacana – xuất xứ cách của sự tách biệt itthambhūtavacana – xuất xứ cách của sự tương tự
sāmivacana, sambandha – sở hữu cách (chaṭṭhī: cách thứ 6) bhummavacana, okāsa, ādhāra, sambodhana – vị trí cách (sattamī: cách thứ 7)
Động từ (ākhyāta):
kāla – thì vattamānakāla – thì hiện tại, trực thuyết cách, tiến hành cách atītakāla – thì quá khứ anāgatakāla – thì tương lai
aniyatakāla, anuttakāla – thì bất định [lối trình bày (indicative), mong mỏi (optative)]
ajjatanī – quá khứ bất định, hiện khứ cách (aorist) bhavissanti – vị/tương lai cách pañcamī – mệnh lệnh cách sattamī – mong mỏi/khả năng cách hīyattanī, anajjatanī – quá khứ cách (chưa hoàn thành), parokkhā – (hoàn thành) khứ cách, kālātipatti – điều kiện cách kārita – nguyên nhân pubbakiriya, tvādiyantapada – bất biến quá khứ phân từ, danh động từ, tuyệt đối missakiriya – hiện tại phân từ tumanta – nguyên thể, vô định bhāvataddhita – danh động từ chuyển hoá ngữ kicca – phân từ thụ động tương lai
parassapada – năng động (thể) attanopada – trung/phản thân (thể) kammapada – thụ động kāraka – dạng, thể kattukāraka – năng động thể kammakāraka – thụ động thể
dhātu – ngữ căn (vd: pā) rūpa – dạng gốc từ (sterm) (vd: piva)
bhūvādigaṇa – cách chia (động từ) thứ nhất ‘a’ (vd: bhū+a+ti = bhavati) rudhādigaṇa – cách chia (động từ) thứ hai ‘m-a’ (vd: rudh+m-a+ti = rundhati) divādigaṇa – cách chia (động từ) thứ ba ‘ya’ (vd: div+ya+ti = dibbati) suvādigaṇa – cách chia (động từ) thứ tư ‘ṇo, ṇā, uṇā’ (vd: su+ṇā+ti = suṇāti) kiyādigaṇa – cách chia (động từ) thứ năm ‘nā’ (vd: ki+nā+ti = kināti) tanādigaṇa – cách chia (động từ) thứ sáu ‘o, yira’ (vd: tan+o+ti = tanoti) curādigaṇa – cách chia (động từ) thứ bảy ‘ṇe, ṇaya’ (vd: cur+ṇe+ti = coreti)
purisa – ngôi paṭhamapurisa – ngôi thứ 3 (ngôi sơ) majjhimapurisa – ngôi thứ 2 (ngôi trung) uttamapurisa – ngôi thứ 1 (ngôi thượng)
akammaka – nội động từ sakammaka – ngoại động từ dvikammaka – nhị động từ
hetukattā – tác nhân (của động từ nguyên nhân)
Tiểu/phân từ (nipāta):
paṭisedha, vyatireka – phủ định (na, no, mā) sampiṇḍana – liên từ (ca, pi) kriyā, kiriya – trạng ngữ, vị ngữ samuccaya – liên từ (ca) saṃyoga – liên từ (ca) viyoga, vikappana – sự tách rời (vā)
Tiếp đầu ngữ/tiền tố (upasagga):
ati – trên, xa hơn, hướng tới, vượt ngoài, quá khứ, tăng adhi – trên, hướng tới, bởi, lên tới, đây, tăng anu – cùng, sau, hướng tới, trên, tại, theo, thấp, mỗi apa – tắt, tránh xa api – trên, tới, hướng tới abhi – hướng tới, ngược lại, hơn, trên, tăng ava, o – thấp, xuống, xa, phủ định ā – gần, ra, tới, tại, trên u – lên, đặt, ra, trên
upa – trên, bởi, giảm du – khó, cứng, xấu, nghèo ni, nī – xuống, vào, lùi, ra, không có pa – ngoà, trên, trước, tăng paṭi, pati – lùi, ngược lại, 1 lần nữa, để parā – lên, qua, suốt pari – xung quanh, hoàn toàn, quá nhiều, xa, tắt vi – hết, về, xuống, nghịch nghĩa, tăng saṃ – gần, cùng su – tốt, an vui, tường tận, tăng
Từ Ghép/hợp thể (samāsa):
(1) kammadhāraya-samāsa – tính từ hợp thể [tính từ + danh từ] (vd: niluppalaṃ: hoa súng xanh)
(2) digu-samāsa – định số hợp thể [số đếm + danh từ]
(a) samāhāra – từ vĩ/đuôi từ số ít tập hợp (vd: tilokaṃ – tam giới) (b) asamāhāra – từ vĩ số nhiều riêng biệt (vd: pañcindriyāni – ngũ quyền)
(3) tappurisa-samāsa – tương thuộc hợp thể [danh từ trong cách gián tiếp+danh từ hoặc tính từ]
(a) dutiyātappurisa – đối cách tương thuộc [đối cách danh từ+danh từ hoặc tính
từ] (vd: gāmagato = gāmaṃ gato: đã đi đến làng) (b) tatiyātappurisa – công cụ cách tương thuộc [phương tiện cách danh từ+danh từ hoặc
tính từ] (vd: buddhadesito = buddhena desito: được đức Phật thuyết) (c) catutthītappurisa – tặng cách tương thuộc [tặng cách danh từ+danh từ hoặc tính
từ] (vd: pāsādadabbaṃ = pāsādaya dabbaṃ: vật liệu cho cung điện) (d) pañcamītappurisa – xuất xứ cách tương thuộc [xuất xứ cách danh từ+danh từ hoặc
tính từ] (vd: rukkhapatito = rukkhā patito: bị rơi từ cây xuống) (e) chaṭṭhītappurisa – sở hữu cách tương thuộc [sở hữu cách danh từ+danh từ hoặc tính
từ] (vd: jinavacanaṃ = jinassa vacanaṃ: lời của bậc Chiến thắng) (f) sattamītappurisa – vị trí cách tương thuộc [vị trí cách danh từ+danh từ hoặc tính
từ] (vd: gāmavasī = gāme vāsī: người sống trong làng)
aluttasamāsa – hợp thể không xoá dạng [danh từ có nhiều biến tố+ danh từ hoặc tính từ] (vd: manasikāro = manasi kāro: giữ trong tâm, tác ý)
upapadatappurisa – tương thuộc hợp thể động từ [danh từ+danh từ gốc động từ] (vd: kumbhakāro = kumbhaṃ kāro: thợ gốm)
(4) dvanda – hội tụ hợp thể [danh từ+danh từ]
(a) samāhāra: với từ vĩ số ít (vd: hatthassarathapattikaṃ = hatthino ca assā ca rathā ca
pattikā ca: voi, ngựa, xe, bộ binh) (b) asamāhāra (itaritara): với từ vĩ số nhiều (vd: candasuriyā = cando ca suriyo ca: mặt
trăng và mặt trời) (c) vikappasamāhāra – với từ vĩ số ít hoặc số nhiều (vd: kusalākusalaṃ/kusalākusalāni:
thiện nghiệp/bất thiện nghiệp)
(5) avyayībhāva – trạng từ hợp thể [trạng từ bất biến+danh từ] (vd: upanagaraṃ = upa + nagaraṃ: gần thành phố)
(6) bahubbīhi – quan hệ hợp thể [sự kết hợp của danh từ+danh từ được dùng như tính từ để bổ nghĩa cho danh từ khác] (vd: antimasarīro (puriso) = (purisassa) antimasarīraṃ: (người) trong thân cuối cùng của mình)
missakasamāsa – hỗn hợp hợp thể (vd: suranaramahito = (a) surā: ca narā ca (dvanda); (b) suranarehi mahito (tappurisa): được chư Thiên và nhân loại kính ngưỡng.
Thứ chuyển hoá ngữ (taddhita) [danh từ (hoặc danh từ+hậu tố) + hậu tố]:
(1) sāmaññataddhita – Tổng quát thứ chuyển hoá ngữ
(a) appaccattha – chỉ dòng dõi [hậu tố = (ṇ)a, (ṇ)āna, (ṇ)era, (ṇ)eyya] (b) anekattha – chỉ ý nghĩa khác nhau [hậu tố = (ṇ)ika, (ṇ)a, ima, iya, tā, ka, maya] (c) atthyattha – chỉ khả năng, quyền sở hữu [hậu tố = ava, ala, ila, ika, ī, vi, ssī, vantu,
mantu] (d) saṅkhyā – chỉ con số [số+hậu tố] [hậu tố = ma, tiya, ttha, ī, ka] (2) bhavataddhita – Tình trạng thứ chuyển hoá ngữ: danh động từ được dùng như danh từ trù tượng [danh từ+hậu tố] [hậu tố = tā, tta, ttana, (ṇ)ya, (ṇ)a] (3) avyayataddhita – Bất biến thứ chuyển hoá ngữ (vd: số+kkhattuṃ (trạng từ), dha, so, tha, tana)
Sơ chuyển hoá ngữ (kitaka, kitanta) [ngữ căn+hậu tố = danh từ]:
(1) kicca – để tạo các phân từ thụ động [hậu tố = tabba, anīya, (ṇ)ya, (ṇ)iya, tayya, icca] (2) kita – để tạo các phân từ năng động hoặc danh từ diễn đạt nghĩa năng động [hậu tố = nta, mānā, ta…]
Sự thiết lập nghĩa của từ (padasiddhi, saddasiddhi)
(1) karaṇasādhana – sự định nghĩa theo nghĩa phương tiện (instrumental sense) (vd: saranti etāyā ti sati: nhờ đó mà chúng ta có niệm, do đó nó là chánh niệm) (2) kattusādhana – sự định nghĩa theo tác nhân (vd: sayaṃ saratī ti sati: chính nó có niệm, do đó nó là chánh niệm) (3) bhāvasādhana – sự định nghĩa theo trạng thái (vd: saraṇamattam eva esā ti sati: đây chỉ là niệm, do đó nó là chánh niệm)
Danh Sách Theo Bảng Chữ Cái Pāḷi
akammaka – nội động từ akkhara – chữ cái, mẫu tự (của bảng chữ cái) aghosa – âm không kêu/vang (k, kh, c, ch, j, jh, ṭ, ṭh, t, th, p, ph, s) accantasaṃyoga – sự chi phối trực tiếp (trong đối cách bởi ngoại động từ) ajjatanī – quá khứ bất định, hiện khứ cách (aorist) atidesa – sự mở rộng nghĩa atītakāla – thì quá khứ attanopada – (thể) trung/phản thân
atthyattha – chỉ khả năng, quyền sở hữu adhikaraṇa – 1 loại vị trí cách (= vật chứa) anajjatanī – quá khứ chưa hoàn thành (imperfect) anāgatakāla – thì tương lai aniyatakāla – thì bất định [lối trình bày (indicative), lối mong mỏi (optative)] aniyamita – đại từ quan hệ aniyamuddesa – mệnh đề quan hệ anuttakāla – thì bất định (lối trình bày & mong mỏi) anunāsika – âm mũi anussāra – chữ cái ‘ṃ’, âm mũi anekattha – 1 loại hậu tố antaṭṭha – bán nguyên âm (y, r, l, ḷ,15 v) apādānavacana – xuất xứ cách (pañcamī: cách thứ 5) appaccattha – 1 loại hậu tố appadhānaliṅga – tính từ (có tính không chiếm ưu thế) aliṅga – phi tính aluttasamāsa – Hợp thể không xoá dạng [danh từ có nhiều biến tố+ danh từ hoặc tính từ] avadhi – xuất xứ cách (pañcamī: cách thứ 5) avayava – thành phần của hợp thể từ avuddhika – sự làm yếu ngữ căn trong phân cấp nguyên âm avyaya – bất biến, không biến cách avyayataddhita – bất biến thứ chuyển hoá ngữ avyayībhāva – trạng từ hợp thể asamāhāra – (hợp thể) với từ vĩ số nhiều ākhyāta – động từ ādhāra – vị trí cách, sư hỗ trợ āmantaṇavacana – hô cách ālapanavacana – hô cách itaritara – dvanda với từ vĩ số nhiều itthambhūtavacana – xuất xứ cách của sự tương tự itthinapuṃsakaliṅga – cả nữ lẫn trung tính itthiliṅga – nữ tính uttamapurisa – ngôi thứ 1 (ngôi thượng) udāharaṇa – ví dụ upacāra – minh hoạ cho lời nói, ẩn dụ upapadatappurisa – tương thuộc hợp thể động từ upayogavacana – đối cách upasa – nguyên âm được thêm tiền tố vào upasagga – tiền tố, hậu tố, phụ tố ekavacana – số ít
15 Theo ‘Pali Made Easy’ thì ‘ḷ ’ không phải là bán nguyên âm.
okāsa – vị trí cách oṭṭhaja – âm môi (u, ū, p, ph, b, bh, m16) kaṇṭhaja – âm yết hầu (a, ā, k, kh, g, gh, ṅ,17 h) kaṇṭhatāluja – âm yết hầu & âm vòm họng (e) kaṇṭhoṭṭhaja – âm yết hầu & âm môi (o) kattā – chủ ngữ của động từ kattukāraka – thể năng động kattusādhana – sự định nghĩa theo tác nhân kamma – vị ngữ/túc từ kammakāraka – thể thụ động kammadhāraya – tính từ hợp thể kammapada – thụ động kammavacana – đối cách (dutiyā: cách thứ 2) karaṇavacana – phương tiện cách karaṇasādhana – sự định nghĩa theo nghĩa phương tiện kavagga – nhóm ‘ka’ (k, kh, g, gh, ṇ) kāra – chữ cái hay âm tiết (vd: makāro = chữ cái ‘m’) kāraka – thể (của động từ); cú pháp kārita – nguyên nhân kāla – thì kālavyavadhāna – mẫu tự còn lại ngăn cản hoặc chống lại luật sandhi (như mātāpitu– upaṭṭhāna, không bao giờ thành mātāpitūpaṭṭhāna) kālātipatti – điều kiện cách kicca – phân từ thụ động tương lai kicca – chức năng, 1 loại hậu tố danh động từ kita – hậu tố danh động từ kitaka – sơ chuyển hoá ngữ kitakanāma – từ phát sinh từ động từ kitanta – sơ chuyển hoá ngữ kiyādigaṇa – cách chia (động từ) thứ năm ‘nā’ (vd: ki+nā+ti = kināti) kiriyavisesa – trạng từ kriyā, kiriya – trạng từ, vị ngữ của động từ gaṇa – cách chia (động từ) gandha – sách gadya – văn xuôi guṇa – phân cấp nguyên âm mạnh guṇanāma – danh từ về đức tính, tính từ guṇipada – danh từ ghosa – âm kêu/vang (g, gh, ṅ, ch, jh, ñ, ḍ, ḍh, ṇ, d, dh, n, b, bh, m, y, r, l, v, h) catutthī – tặng cách catutthītappurisa [tặng cách danh từ+danh từ hoặc tính từ]
16 Theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì ‘m’ thuộc âm môi và âm mũi (oṭṭhanāsikaja).
17 Theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì ‘ṅ’ thuộc âm yết hầu và âm mũi (kaṇṭhanāsikaja).
cavagga – nhóm ‘ca’ (c, ch, j, jh, ñ) curādigaṇa – cách chia (động từ) thứ bảy ‘ṇe, ṇaya’ (vd: cur+ṇe+ti = coreti) chaṭṭhī – sở hữu cách chaṭṭhītappurisa – [sở hữu cách danh từ+danh từ hoặc tính từ] (vd: jinavacanaṃ = jinassa vacanaṃ) chandas – nhịp thơ ṭavagga – nhóm ‘ṭa’ (ṭ, ṭh, ḍ, ḍh, ṇ) tatiyā – phương tiện/công cụ cách tatiyātappurisa [phương tiện cách danh từ+danh từ hoặc tính từ] (vd: buddhadesito = buddhena desito) taddhita – thứ chuyển hoá ngữ taddhitanāma – từ phát sinh từ danh từ, thứ chuyển hoá ngữ danh từ tanādigaṇa – cách chia (động từ) thứ sáu ‘o, yira’ (vd: tan+o+ti = tanoti) tappurisa – tương thuộc hợp thể tavagga – nhóm ‘ta’ (t, th, d, dh, n) tāluja – âm vòm họng (i, ī,18 c, ch, j, jh, ñ,19 y) tīṇiliṅgāni – 3 tính tumanta – nguyên thể, vô định tumicchattha – động từ mong ước tvādiyantapada – bất biến quá khứ phân từ, danh động từ, tuyệt đối dantaja – âm răng (t, th, dh, d, n,20 l, s) dantoṭṭhaja – âm răng & âm môi (v) digu – định số hợp thể divādigaṇa – cách chia (động từ) thứ ba ‘ya’ (vd: div+ya+ti = dibbati) dīgha – trường (nguyên âm hoặc âm tiết) dutiyā – đối/nghiệp cách dutiyātappurisa [đối cách danh từ+danh từ hoặc tính từ] (vd: gāmagato = gāmaṃ gato) dvanda – hội tụ hợp thể dvikammaka – nhị động từ dhanita – (âm) bật hơi/nhấn dhātu – ngữ căn dhāturūpakasadda – chỉ tên napuṃsakaliṅga – trung tính nāma – danh từ, thật danh từ (substantive) nāmanāma – danh từ nāsika – âm mũi niggahīta – chữ cái cuối ‘ṃ’ niggahītasandhi – sự hợp âm với âm mũi (ṃ) nipāta – tiểu/phân từ nibbacana – phát sinh ngữ
18 Nguyên bản không có âm ‘ī’, nhưng theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì nó cũng thuộc âm vòm họng, nên nó mới được thêm vào.
19 Theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì ‘ñ’ thuộc âm vòm họng và âm mũi (tālunāsikaja).
20 Theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì ‘n’ thuộc âm răng và âm mũi (dantanāsikaja).
niyamita – đại từ phát sinh ngữ (vd: taṃ) nirutti – ngôn ngữ học nissakkavacana – xuất xứ cách của sự tách biệt nissitavacana – vị trí cách y cứ/phụ thuộc (Vis.20, VisA.40) pakaraṇa – sách paccattavacana – chủ cách paccaya – hậu tố paccuppanna (kāla) – (thì) hiện tại pañcamī – (lối) mệnh lệnh; xuất xứ cách của sự tách biệt pañcamītappurisa [xuất xứ cách danh từ+danh từ hoặc tính từ] (vd: rukkhapatito = rukkhā patito) paṭisedha – phủ định (na, no, mā) paṭhamapurisa – ngôi thứ 3 (ngôi sơ) paṭhamā – chủ cách pada – từ, âm tiết, cụm từ, câu, dòng thơ padajāti – các phần của lời nói padaccheda – sự rút gọn, sự đọc lướt từ padalopa – sự đọc lướt từ padasiddhi – sự thiết lập nghĩa của từ padya – thơ/kệ ngôn padhānaliṅga – danh từ (có tính chiếm ưu thế) parassapada – năng động pariyāya – phép ẩn dụ parassapada – năng động parokkhā – hoàn thành khứ cách pavagga – nhóm ‘pa’ (p, ph, b, bh, m) puthuvacana – số nhiều pubbakiriya – danh động từ, tuyệt đối pumanapuṃsakaliṅga – cả nam & trung tính pumitthiliṅga – cả nam & nữ tính purisa – ngôi pulliṅga – nam tính pūraṇa – dòng phụ bhavataddhita – trạng thái thứ chuyển hoá ngữ bahubbīhi – quan hệ hợp thể bahuvacana – số nhiều bhavissanti – thì tương lai bhāva – trạng thái, 1 loại danh động từ, danh từ trừu tượng bhāvataddhita – danh động từ chuyển hoá ngữ bhāvanapuṃsaka – danh từ trừu tượng mong ước trung tính bhāvasādhana – sự định nghĩa theo trạng thái bhāvena bhāvalakkhaṇabhummaṃ – tuyệt đối vị trí bhummavacana – vị trí cách bhūvādigaṇa – cách chia (động từ) thứ nhất ‘a’ (vd: bhū+a+ti = bhavati)
majjhimapurisa – ngôi thứ 2 (ngôi trung) missakasamāsa – hỗn hợp hợp thể missakiriya – hiện tại phân từ muḍḍhaja21 – âm uốn lưỡi (ṭ, ṭh, ḍ, ḍh, ṇ,22 ḷ, ḷh,23r) rassa – ngắn/đoản (nguyên âm hay âm tiết) rudhādigaṇa – cách chia (động từ) thứ hai ‘m-a’ (vd: rudh+m-a+ti = rundhati) rūpa – dạng gốc từ (sterm) (vd: piva) lakāra – thì (của động từ) lakkhaṇa – quy tắc liṅga – tính/giống; gốc từ liṅgavipallāsa; sự thay đổi tính/giống lopa – sự đọc lướt âm vagga – nhóm, bọn vaṇṇa – dị âm vaṇṇavyavadhāna – mẫu tự ngăn cản hoặc chống lại luật sandhi (như maṃ ahāsi, sẽ không bao giờ thành mam-ahāsi) vattamānakāla – thì hiện tại vākya – câu vāccaliṅga – tính từ vikappana – sự tách rời (vā) vikappasamāhāra – dvanda với từ vĩ số ít hoặc số nhiều vibhatti – cách vibhattilopa – sự đọc lướt cách viyoga – sự tách rời (vā) visesana – “phân biệt,” tức là tính từ visesanaparapada – kammadhāraya (thành phần thứ hai bổ nghĩa cho thành phần thứ nhất) visesanapubbapada – kammadhāraya (thành phần thứ hai bổ nghĩa cho thành phần thứ nhất) vutti – sự giải thích vuddhi – phân cấp nguyên âm đã được kéo dài vomissakasandhi – hợp âm hỗn hợp vyañjana – phụ âm vyañjanasandhi – hợp âm giữa nguyên âm & phụ âm vyaya – bất biến vyākaraṇa – ngữ văn, văn phạm vyatireka – phủ định saṃyoga – liên từ (vd: ca, pi) sakammaka – ngoại động từ sakāra – âm xuýt (s) saṅkhyā – số (trong cách tạo từ) saṅkhyātaddhita – số phát sinh ngữ
21 Trong Pāḷi không có chữ muḍḍha, theo PTS English Dictionary thì chỉ có muddha.
22 Theo ‘Phạn Ngữ Hàm Thụ’ thì ‘ṇ’ thuộc âm uốn lưỡi và âm mũi (muddhanāsikaja).
23 Đây là phụ âm trong Sanskrit, không có trong Pāḷi ngữ.
saṅkhyāpadhāna – số đếm saṅkhyāpūraṇa – số thứ tự sattamī – mong mỏi/khả năng cách; vị trí (cách) sattamītappurisa – vị trí cách tương thuộc [vị trí cách danh từ+danh từ hoặc tính từ] sadda – từ, chữ saddanīti – văn phạm saddasattha – ngữ pháp saddasiddhi – thiết lập nghĩa của từ sandhi – hợp âm sabbanāma – đại từ sabbaliṅga – tất cả tính samāsa – hợp thể/từ ghép samāsanāma – danh từ ghép/hợp thể samāhāra – hợp thể với từ vĩ số ít samuccaya – liên từ (vd: ca, pi) sampadānavacana – tặng cách sampiṇḍana – liên từ, viết tắt sambandha – sở hữu cách (chaṭṭhī: cách thứ 6) sambandha – cấu trúc câu sambodhana – vị trí cách sara – nguyên âm sarasandhi – hợp âm giữa các nguyên âm sasambhārakathā – vị trí thay thế (Vis.20, VisA.40) sādhanasiddhi – nguồn gốc của từ sāmañña – tổng quát, chung sāmaññataddhita – tổng quát thứ chuyển hoá ngữ sāmivacana – sở hữu cách sithila – (phụ âm) không bật hơi/nhấn sutta – quy tắc suvādigaṇa – cách chia (động từ) thứ tư ‘ṇo, ṇā, uṇā’ (vd: su+ṇā+ti = suṇāti) hakāra – âm xát hẹp (như ‘h’) hīyattanī – quá khứ cách (chưa hoàn thành) hetukattā – tác nhân (của động từ nguyên nhân)
Các Sách Văn Phạm
Có rất nhiều tác phẩm viết về văn phạm trong thời kỳ tiền hiện đại, một số lấy toàn bộ chủ đề, một số chuyên về các phần của văn phạm. Ở đây tôi chỉ liệt kê những gì nổi bật nhất. Thường có nhiều tên cho cả tác giả và tác phẩm của họ, và tôi đã liệt kê các sự thay thế (aka = còn được gọi là). Ngày tháng đôi khi cũng gần đúng.
Trường phái của Kaccāyana
Kaccāyana: Kaccāyanabyākaraṇaṃ aka Kaccāyanagandha, thế kỷ thứ 6-7, (Sri Lanka), là tác phẩm sớm nhất và là một trong hai tác phẩm ngữ pháp chính trong truyền thống Pāḷi, dựa vào Pāṇini và Sanskrit Kātantra.
Dhammānanda: Kaccāyanasāra, ?, (Sri Lanka), bản tóm lược của Kaccāyana
Mahāyasa: Kaccāyanasāraṭīkā aka Kaccāyanabheda, thế kỷ thứ 13+, (Burma), chú giải bản tóm lược Kaccāyana
Vimalabuddhi: Nyāsa aka Mukhamattadīpanī, thế kỷ thứ 11, (Sri Lanka), chú giải về Kaccāyana
Chapada aka Chapaṭa aka Saddhammajotipāla: Suttaniddesa aka Nyāsapradīpa, 1181, (Burma), chú giải về Vimalabuddhi
Buddhappiya aka Dīpaṅkara: Rūpasiddhi aka Padarūpasiddhi, thế kỷ thứ 13, (Sri Lanka), bản sắp xếp lại của Kaccāyana
Vācissara hoặc Dhammakitti: Bālāvatāra, thế kỷ thứ 13 hay 14, (Sri Lanka), bản sắp xếp lại của Kaccāyana
* * * Aggavaṃsa aka Aggapaṇḍita:
Saddanīti, 1154, (Burma), được xem là sách tốt nhất trong các sách văn phạm Pāḷi, đặc biệt về ngôn ngữ Kinh điển, bao gồm các ngữ căn trong Dhātumālā (tuyển tập về ngữ căn). Đôi khi nó được xem là thuộc về trường phái Kaccāyana, và khi khác là một tác phẩm độc lập. Điều thú vị là dường như nó không khởi đầu cho một trường phái mới.
Trường phái của Moggallāyana
Moggallāyana aka Moggallāna: Moggallāyanabyākaraṇaṃ aka Saddalakkhaṇa, thế kỷ thứ 12, (Sri Lanka), đã tạo ra trường phái thứ hai trong số các nhà văn phạm Pāḷi, chịu ảnh hưởng bởi Pāṇini và Candragomin.
Moggallāyana: Moggallāyanapañcika, thế kỷ thứ 12, (Sri Lanka), tự chú giải về tác phẩm của chính mình.
Piyadassī: Padasādhana, thế kỷ thứ 12, (Sri Lanka), một trong các đệ tử chân truyền của Moggallāyana.
Vanaratana Medhaṅkara: Payogasiddhi, thế kỷ thứ 13, (Sri Lanka), là sự cải biên về tác phẩm của Moggallāyana.
Moggallāyana: Moggallāyanapañcika, thế kỷ thứ 12, (Sri Lanka), tự chú giải về tác phẩm của chính mình.
Rāhula: Moggallāyanapañcikāpadīpa, thế kỷ thứ 14, (Sri Lanka), chú thích về chú giải Moggallāyana.
Các nghiên cứu chuyên môn
Ngữ căn:
Không rõ: Dhātupaṭha, ?, (Sri Lanka), tuyển tập các ngữ căn theo truyền thống Moggallāyana
Sīlavaṃsa: Dhātumañjusa aka Kaccāyanamañjusa, thế kỷ thứ 14, tuyển tập các ngữ căn theo truyền thống Kaccāyana
Không rõ: Dhātvatthadīpani, ?, (Burma), bản thơ hoá về phần Dhātumālā của Saddanīti.
Cú pháp:
Saṅgharakkhita: Sambandhacintā, thế kỷ thứ 13, (Sri Lanka), sách về cú pháp
Không rõ: Sambandhacintāṭīkā, thế kỷ thứ 13, (Sri Lanka), chú giải về Sambandhacintā
Saddhammasiri: Saddatthabhedacintā, ?, (Burma), sách về ngữ pháp
Saddhammasiri: Saddatthabhedacintāṭīkā, ?, chú giải về Saddatthabhedacintā
Từ đồng nghĩa:
Moggallāna: Abhidhānappadīpaka, thế kỷ thứ 12, (Sri Lanka), từ điển đồng nghĩa dựa vào Sanskrit Amarakośa
Không rõ: Abhidhānappadīpakaṭīkā, thế kỷ thứ 12, (Sri Lanka), chú giải về Abhidhānappadīpaka
Không rõ: Abhidhānappadīpakasaṃvaṇṇanā, 14th Tây lịch, (Burma), chú giải về Abhidhānappadīpaka
Linh tinh:
Saddhammakitti: Ekakkharakosa, 15th Tây lịch (Burma), ngữ vựng về các từ đơn âm trong Pāḷi
Saṅgharakkhita: Vuttodaya, 13th Tây lịch, (Sri Lanka), sách về ngôn điệu
Saṅgharakkhita: Subodhālaṅkāra, 13th Tây lịch, (Sri Lanka), sách về thi luật
-ooOoo-
Dịch hoàn tất ngày 22-08-2020 Tỳ-khưu Thiện Hảo (Vāyāma)